5 nguyên tắc giáo dục giúp THAI NHI thông minh TỪ TRONG BỤNG MẸ, bố áp dụng tốt hơn mẹ

( PHUNUTODAY ) - 5 phương pháp dạy con từ trong bụng mẹ dưới đây được các chuyên gia khẳng định rất tốt cho thai nhi. Các mẹ áp dụng nhé!

Các nhà khoa học đã tìm ra rằng ngay từ 18 tuần tuổi, thai nhi đã có phản ứng với âm thanh và ánh sáng. Từ tuần thứ 30 trở đi, bé trong bụng mẹ đã có khả năng ghi nhớ. Chính vì vậy. việc giáo dục trước khi sinh là cực kỳ cần thiết và quan trọng.

Trong suy nghĩ của nhiều người, việc thai giáo nên giao cho người mẹ vì họ gần gũi với con nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại khẳng định người bố thực hiện thai giáo sẽ hiệu quả hơn.

Lý do là vì thai nhi nhạy cảm với giọng nói có âm vực thấp của bố hơn là giọng cao của mẹ. Ngoài ra, bố tham gia giáo dục trước khi sinh sẽ giúp mẹ cảm thấy được trân trọng, yêu thương, từ đó bé trong bụng cũng bị "lây" hạnh phúc của mẹ. Dưới đây là những hoạt động thai giáo bố có thể tham gia.

 

Tác dụng chung của thai giáo là:

- Giúp bé sinh ra ít khóc đêm và có nhịp sinh hoạt đúng giờ.

- Giúp bé khỏe mạnh, ngoan ngoãn, vui tươi và hoạt bát

- Tăng sợi dây tình cảm giữa mẹ và bé

- Không nhút nhát khi gặp người lạ hay ở chốn đông người

- Tự lập khi không có cha mẹ ở bên

- Khi sinh ra bé vẫn nhớ những kí ức đã từng được mẹ nói, mẹ nhìn khi còn mang thai

Phương pháp thai giáo chung

Thai giáo bằng thính giác

Trẻ có thể nghe thấy những thanh âm như tiếng nhạc phát ra hoặc những lời chuyện trò của bố mẹ. Vì thế, bạn có thể giúp trẻ phát triển thính giác bằng việc kể chuyện cho thai nhi đúng cách, nghĩa là để trẻ được nghe chính giọng nói thân quen của bố mẹ dẫn dắt vào những câu chuyện cổ tích hoặc đơn giản chỉ là những lời thủ thỉ hằng ngày.

Cách khác, bạn có thể dùng những nguyên tắc thai giáo bằng âm nhạc bao gồm: nghe đúng lúc, nghe đủ lượng, nghe đủ thấm và nghe khi muốn nghe để mang lại những lợi ích tốt nhất cho sự phát triển trí não của trẻ. Bởi lẽ theo nhiều nghiên cứu khoa học, những giai điệu du dương, êm ái có tác dụng nhất định đến trí thông minh của trẻ nhỏ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Câu chuyện thai giáo bằng âm nhạc hiệu quả và gần gũi nhất mà bạn có thể biết đến đó chính là câu chuyện thai giáo từ những lời ru của mẹ giáo sư Trần Văn Khê – người đã đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp âm nhạc dân tộc. Thật mộc mạc, câu chuyện của ông chỉ bắt đầu từ những lời ru của mẹ, với các câu hò, điệu nhạc quê hương. Vậy mà tất cả đã thấm vào từng mạch máu của ông để nuôi dưỡng một tâm hồn yêu âm nhạc đến tận cùng.

Thai giáo bằng thị giác

Ngoài âm nhạc ra là lựa chọn thai giáo phổ biến ra, thực hành thai giáo bằng thị giác cũng là một kích thích quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Tiếp cận với bài học thai giáo thị giác sở dĩ đơn giản đến thế là vì thị giác chính là yếu tố trước hết tác động đến hành vi và cảm xúc của người mẹ. Cũng chính vì vậy, thai giáo thị giác cần ở người mẹ sự chọn lọc.

Thai giác bằng xúc giác

Massage chính là cách phổ biến nhất để bạn thực hành thai giáo bằng xúc giác. Không như những cách giao tiếp với thai nhi bằng xúc giác có thể gây hại như dùng tay xoa trực tiếp nhiều lần vào bụng bầu (có thể dẫn đến những cơn co thắt tử cung dọa sinh non hoặc sẩy thai), massage trong thai kỳ vừa đem lại lợi ích cho mẹ vừa tốt cho thai nhi trong tiến trình phát triển liên tục các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

Vuốt ve bụng

Buổi tối trước khi đi ngủ là thời gian bé chuyển động nhiều hơn. Lúc này, mẹ có thể nằm thư giãn trên giường hoặc ngồi trên ghế bành để bố vuốt ve bụng, "giao tiếp" với bé. Bố nên dùng tay và ngón tay, vuốt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải khoảng 5-10 phút.

Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học cho vợ

Theo nhiều nhà nghiên cứu, những mẹ bầu kén ăn, ăn uống không điều độ thì bé sinh ra cũng sẽ có thói quen xấu kén chọn đồ ăn. Ngoài ra, nếu mẹ lười suy nghĩ, thường xuyên nằm ù lì một chỗ thì bé sinh ra cũng sẽ kém thông minh hơn.

Chính vì vậy, một nhiệm vụ quan trọng khác của bố là thường xuyên nhắc nhở mẹ, giúp mẹ loại bỏ thói quen xấu và thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Tác giả:

Tin nên đọc