5 sai lầm khi uống trà đá hại sức khỏe khủng khiếp mà chúng ta đang mắc phải

( PHUNUTODAY ) - Trà đá là loại đồ uống bình dân, quen thuộc. Tuy nhiên, một số thói quen khi uống trà đá của nhiều người có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Uống khi đói

Uống trà khi đói bụng làm loãng dịch vị dạ dày, Khi đó, cơ thể hấp thụ nhiều cafeine hơn bình thường gây ra hiện tượng chân tay run, cồn cào, xót ruột, chóng mặt... Ngoài ra, uống trà đá lúc đói có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, nguy hại cho phổi và hệ hô hấp.

Bên cạnh đó, uống trà khi đói làm tăng mức độ axit trong cơ thể, dẫn tới gia tăng các gốc tự do, đồng thơi làm lão hóa nhanh.

Uống trà quá đặc

Trà đặc chứa một lượng lớn caffeine, tannin và theophylline. Uống trà quá đặc có thể khiến bạn bị đâu đầu, chóng mặt.

Uống trà sau bữa ăn

Khi vừa ăn xong không nên uống trà bởi nước trà có thể làm dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, chất tannin trong trà khi kết hợp với thức ăn sẽ tạo nên các chất khó tiêu hóa, dễ gây táo bón.

Duy trì thói quen uống trà sau bữa ăn trong thời gian dài có thể gây ra hiện thượng thiếu sắt, thiếu máu. Bạn nên uống trà cách 1 giờ trước và sau bữa ăn.

Người bị sỏi gan, mật, tiết niệu không nên uống trà

Trà chứa cafeine và axit tannic. Các chất này tham gia vào quá trình trao đổi chất ở gan và có thể làm suy yếu chức năng gan.

Ngoài ra, axit oxalic có trong trà khi kết hợp với canxi sẽ tạo thành chất kết tủa trong đường tiết niệu. Nếu chất này không được đào thải ra ngoài có thể gây ra sỏi tiết niệu.

Do đó, những người có bệnh về gan hay bị sỏi tiết niệu, sỏi mật không nên sử dụng loại đồ uống này.

Người có vấn đề về hô hấp nên hạn chế uống trà đá

Khi bị viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản tốt nhất không nên uống trà đá. Bởi đây là đồ uống lạnh, dễ gây kích thích vùng hầu họng, niêm mạc khiến bệnh càng nặng thêm.

Tác giả:

Tin nên đọc