“Tôi sẽ nói cho bạn một bí mật, nhưng đừng tiết lộ với người khác.”
Chia sẻ bí mật thường là cách để xây dựng sự thân mật giữa các cá nhân. Tuy nhiên, nếu ai đó liên tục khởi đầu bằng câu nói “bí mật,” có khả năng họ đang ẩn sau đó một động cơ không thật lòng. Thay vì dùng bí mật để tạo cảm giác gần gũi, họ thường sử dụng nó như một công cụ thao túng, nhằm kiểm tra thái độ và phản ứng của đối phương.
Nghiên cứu tâm lý cho thấy, khi chia sẻ bí mật, người nói cố gắng tạo ra sự cộng hưởng về mặt cảm xúc, từ đó thiết lập mối quan hệ kiểm soát. Vì vậy, nên cảnh giác với những người hay “chia sẻ bí mật” trong môi trường công việc và đời sống, tránh để mình bị cuốn vào những mối quan hệ không lành mạnh.
“Anh muốn gì thì tôi cũng thấy được.”
Dù nghe có vẻ thể hiện sự bao dung, nhưng câu nói này đôi khi được dùng để trốn tránh trách nhiệm và đẩy gánh nặng quyết định cho người khác.
Theo khái niệm “tính cách né tránh,” những người thường sử dụng câu này thường không muốn bày tỏ quan điểm thực sự của mình, dẫn đến tình trạng giao tiếp cảm xúc bị đóng lại. Kết quả là, họ dễ tạo ra bầu không khí lạnh lẽo, khiến người xung quanh cảm thấy bị cô lập và dần mệt mỏi.
“Anh thích em nhiều lắm!”
Một số người hay sử dụng lời khen như “Anh thích em nhiều lắm” để tạo cảm giác thân mật nhanh chóng. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học chỉ ra rằng việc lặp đi lặp lại lời nói này có thể là dấu hiệu của sự thân mật giả tạo.
Mặc dù lời nói này có thể khiến người nghe cảm thấy được trân trọng trong thời gian ngắn, nhưng nếu không có sự hỗ trợ về mặt hành động và cảm xúc thực sự, mối quan hệ đó dễ thiếu đi sự gắn kết bền vững. Vì vậy, khi giao tiếp với những người hay sử dụng lời nói này, bạn nên quan sát kỹ hành động thực tế của họ để đánh giá đúng bản chất.
“Nếu anh không tin em, thì em không thể làm gì được.”
Câu nói này thường được dùng trong những tình huống như vay mượn, nói dối hay trốn tránh trách nhiệm. Bằng cách đổ lỗi cho người nghe, người sử dụng câu nói này không chỉ che đậy sự thật mà còn khiến đối phương cảm thấy tội lỗi hoặc tự nghi ngờ bản thân.
Đó là một “chiến lược bất lực” nhằm thao túng đạo đức, tạo ra cảm giác bất lực và bất bình của chính mình, đồng thời chuyển giao trách nhiệm cho người khác. Những người hay sử dụng câu nói như vậy có thể đang cố gắng trốn tránh trách nhiệm hoặc ẩn giấu ý định thực sự của mình.
“Tôi đã đối xử tốt với em như vậy, sao em lại nỡ làm vậy với tôi?”
Câu nói này là biểu hiện điển hình của hành vi "tống tiền cảm xúc" – một dạng thao túng tâm lý dưới danh nghĩa tình yêu hoặc lòng tốt. Người nói thường nhấn mạnh những gì họ đã “hy sinh” để khiến đối phương cảm thấy tội lỗi và mang nợ. Trên thực tế, việc thường xuyên kể công chính là cách che đậy mong muốn kiểm soát, chứ không phải lòng vị tha như vẻ bề ngoài.
“Tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi?”
Theo các nghiên cứu tâm lý học, những người thường xuyên đổ lỗi cho hoàn cảnh thay vì tự chịu trách nhiệm có xu hướng trốn tránh vấn đề và thiếu khả năng đối mặt với thực tế. Khi gặp người hay than vãn kiểu này, bạn cần tỉnh táo và đừng để cảm xúc bị dẫn dắt bởi những lời lẽ đổ lỗi hoặc biện minh thiếu logic của họ. Hãy thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và giữ vững lập trường.
Tác giả: Bảo Ninh
-
Trong nhà 4 nơi này càng lộn xôn càng Phát Tài Giàu Có: Đó là nơi nào?
-
6 ngày Âm lịch “vượng phu ích thê”: Sinh ra là hưởng phúc khí, sung sướng cả đời
-
3 điều người có EQ cao thường đăng lên mạng xã hội – bạn có đang làm điều đó mỗi ngày?
-
Người xưa cấm kỵ ăn 'lươn trông trăng': Là món gì mà dù nghèo cũng không nên đụng đến?
-
Người xưa dạy: Nỗi đau của mình, ai giấu được càng thành công, ai hay kể ra cuộc đời càng thêm đau khổ