Nạo vỏ
Chiếc dao bào vỏ phổ biến thường có 2 lưỡi và phần lưỡi dao bào không được gắn cố định vào dao. Mục đích là giúp người dùng có thể cạo vỏ trái cây dễ dàng hơn khi kéo dao cạo xuống và đẩy lên chỉ trong 1 đường.
Lấy mắt trên củ khoai tây, khoai lang
Khi cầm chiếc dao bào, bạn có để ý chiếc lỗ ở phần đầu dao? Mục đích của chiếc lỗ này là để lấy các mắt của củ khoai lang, khoai tây,...Bạn chỉ cần dùng nó như một chiếc thìa để múc đi các mắt của củ khoai một cách dễ dàng.
Tuốt rau
Một tác dụng nữa nhưng ít ai biết của dao bào chính là tuốt rau. Ví dụ với rau ngót có thể luồn cọng rau vào phần phía sau có gai nhọn sau đó kéo cọng rau sang phía còn lại. Kết quả là phần lá đã được tách hẳn khỏi phần thân rau một cách nhanh chóng.
Thái rau củ lượn sóng
Khi chế biến món ăn, để các loại rau củ trong món ăn có hình răng cưa, lượn sóng độc đáo thì bạn có thể dùng phần dao có hình lưỡi sóng ở dụng cụ này.
Thái sợi
Khi sơ chế su hào, đu đủ, dưa chuột… bạn muốn nạo thành sợi để làm các món nộm thì hãy dùng đến những chiếc lỗ sắt nhỏ ở phần thân dao. Nó sẽ giúp việc bếp núc của trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhiều.
Mài rau củ
Tác dụng của những lỗ tròn trên thân dao là để mài củ, quả nhỏ lại thay vì phải băm hay giã. Với gừng, tỏi hay thậm chí cả khoai tây cũng đều có thể sử dụng để mài nhỏ một cách dễ dàng.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Thầy tướng chỉ rõ: "Nhìn độ dài ngón chân, biết rõ tương lai giàu sang, nhung lụa hay nghèo hèn, khốn khó"
-
Trồng cây Hồng Phát Lộc mang lại nhiều năng lượng tích cực, giúp người xung quanh vui vẻ hơn, phát tài, phát lộc
-
Xòe bàn tay mà xem, người lắm nghiệp ít phước lòng bàn tay có 3 điểm rất xấu
-
Thầy phong thủy dặn chẳng sai: "Nóc tủ lạnh để 3 thứ này, của nả, tài lộc có bao nhiêu đều trôi đi hết"
-
Vì sao thời xưa phải có người thức khuya đi tuần, gõ kẻng?