1. Những lời khách sáo cũng cần phù hợp
Những lời khách sáo thể hiện sự cung kính và cảm kích của bạn, cho nên chỉ cần vừa đủ là được. Có người làm giúp bạn một chút việc nhỏ, bạn chỉ cần nói “Cảm ơn”, “Xin lỗi, đã làm phiền bạn”.
Còn những lời lẽ khách sáo thiếu hụt tình cảm như “Tôi tài hèn đức mọn, mong các hạ chỉ giáo nhiều hơn” thì có thể miễn.
2. Lựa chọn thời điểm rất quan trọng
Những lời góp ý hay từ chối, tốt nhất đừng nhằm vào sáng thứ 2, hầu như mọi người đều sẽ có triệu chứng “tinh thần ngày thứ 2”.
Ngoài ra cũng đừng nhằm vào trước khi tan ca vào ngày thứ 6, để tránh ảnh hưởng tới tâm trạng nghỉ ngơi cuối tuần của đối phương.
3. Nghệ thuật khen ngợi
Khen ngợi việc làm chứ không phải cá nhân. Ví như nếu đối phương là đầu bếp, thì đừng nói với anh ấy rằng: “Anh quả là một đầu bếp cừ khôi”.
Trong tâm anh ấy cũng biết rằng còn có nhiều đầu bếp còn xuất sắc hơn mình. Nhưng nếu bạn nói với anh ấy rằng một tuần thì quá nửa thời gian bạn đều tới nhà hàng của anh ấy ăn cơm, thì đây chính là một cách khen ngợi vô cùng cao minh. Cũng có thể nói với anh ấy rằng dạ dày của bạn đã bị anh ấy chinh phục như điếu đổ.
Nếu đối phương nghe thấy lời tán dương của bạn qua một người khác, họ sẽ kinh ngạc hơn so với nghe từ chính miệng của bạn.
Ngược lại, nếu phê bình đối phương thì nhất thiết không được để người thứ 3 nói tới tai người đó để tránh thêm mắm thêm muối. Kỳ thực là lãnh đạo của một đơn vị, điểm này lại càng quan trọng.
Khi người khác khen ngợi bạn chỉ cần nói cảm ơn là được. Thông thường khi được người khác khen ngợi, đa phần mọi người đều trả lời “Cũng tàm tạm!” hoặc mỉm cười đáp lễ. Làm vậy chi bằng thẳng thắn tiếp nhận và trực tiếp nói lời cảm ơn với đối phương.
4. Phê bình cũng có thể khiến người khác bùi tai
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Dẫu là bạn có ý tốt thì đối phương chưa hẳn đã tiếp nhận, thậm chí còn hiểu lầm ý tốt của bạn.
Trừ khi bạn và đối phương có mối quan hệ hay sự tín nhiệm nhất định. Nếu không thì đừng tùy tiện đưa ra lời phê bình.
Cách nói khiến người khác tiếp nhận khá dễ dàng là: “Về việc này của bạn, tôi có cách nghĩ thế này, bạn có thể tham khảo thử xem”.
Đừng phê bình bạn bè hay đồng nghiệp của mình trước mặt người khác. Những chuyện riêng tư này nên đóng cửa bảo nhau thì tốt hơn.
Ngoài việc đưa ra lời phê bình còn cần đưa ra đề xuất cải thiện một cách tích cực, mới có thể khiến lời phê bình của bạn thêm tính thuyết phục và cảm nhận được sự chân thành của bạn.
5. Những lời nên tránh trong giao tiếp
Tránh những câu trả lời không nên nói.
Ví như: “Không phải vậy đâu, có lẽ là…”. Lời này có vẻ như bạn đang cố ý bới lông tìm vết.
Ngoài ra, chúng ta cũng thường nói: “Nghe nói…” có cảm giác như thông tin của bạn bắt nguồn từ những lời đồn thổi, không có tính chính thức.
Đừng trả lời: “Quả nhiên không sai”. Đây là cách nói rất tệ. Khi đối phương nghe thấy phản ứng này trong lòng khó tránh khỏi việc nghĩ rằng: “Phải chăng bạn đã biết rồi còn cố tình hỏi?”.
Nên chỉ phụ họa theo: “Đúng vậy” mà thôi.
Thay đổi những câu cửa miệng không phù hợp. Nhiều người khi nói chuyện thường chêm vào những câu cửa miệng theo thói quen. Nhưng điều này sẽ dễ khiến người khác sinh ra phản cảm. Ví như: “Bạn có hiểu ý tôi không?”, “Bạn rõ rồi chứ?”, “Về cơ bản là…”, “Nói thật là…”.
6. Tránh đề cao bản thân trong giao tiếp
Đừng cho rằng ai cũng quen biết bạn. Khi gặp người mà bạn từng gặp nhưng không quen biết lắm thì tuyệt đối không được hỏi: “Bạn còn nhớ tôi không?”.
Lỡ đối phương không nhớ lại khiến họ ngại ngùng.
Cách tốt nhất là hãy tự mình giới thiệu: “Chào bạn, tôi là… Thật vui lại được gặp lại bạn”.
Đừng thể hiện rằng mình giỏi hơn đối phương. Khi nói chuyện trong những buổi giao tiếp xã hội, ví như nếu có người nói họ mới đi New York 1 tuần, thì bạn đừng nói rằng lần trước bạn đã đi 1 tháng. Như vậy sẽ khiến đối phương mất hứng. Chi bằng hãy thuận theo lời của họ mà chia sẻ cảm giác hứng thú của bạn với New York. Như vậy có thể dẫn bạn tới những tầng văn hóa khác nhau.
Đừng sửa lỗi sai của người khác. Đừng trực tiếp sửa phát âm, lời văn hay sự thực gì đó của người khác. Như vậy không chỉ khiến đối phương cảm thấy ngượng ngùng, mà còn chứng tỏ rằng bạn rất thích thể hiện bản thân.
Tuyệt đối không được thất lễ. Khi dùng bữa nếu chủ nhà giới thiệu một món ăn nào đó mà bạn không thích thì có thể nói: “Xin lỗi, tôi không ăn được món này, nhưng tôi sẽ ăn nhiều hơn một chút” để đối phương cảm nhận được rằng bạn thực sự thích và cảm ơn họ đã chuẩn bị đồ ăn.
Nếu đã ăn no, bạn cũng có thể nói: “Những món này thật là ngon, nếu không phải là no rồi thì quả thực tôi muốn ăn thêm chút nữa”.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Có 9 điều "không thể" trong đời, nhớ kĩ để sống an nhiên, tự tại
-
Cuộc đời này, phụ nữ càng hiểu chuyện càng gặp nhiều oan trái, càng khổ
-
Tuổi 50, có 4 kiểu ''ân tình'' càng cho đi nhiều càng sinh ra oán hận
-
10 điều giản dị hạnh phúc của tuổi U50
-
Phụ nữ sau tuổi 40 có 4 điều ''hút dương khí'', tránh tuyệt đối không làm những điều này