Dưới đây là 6 lời khuyên của người xưa Khắc cốt ghi tâm giúp bạn cải biến vận mệnh:
1. Không nghe lời người già, chịu thiệt ngay trước mắt
Người già đã trải qua nhiều chuyện, đi qua nhiều con đường, nếm trải nhiều cay đắng. Thế giới này đã tôi luyện họ trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Điều đó khiến nhận thức của họ có chiều sâu, sự từng trải, nhìn thấu lẽ đời, thông suốt được vận mệnh.
Đời người ngắn ngủi, làm lại từ đầu chính là điều không thể. Lắng nghe lời răn dạy của người đi trước giúp người ta không phải đi qua những con đường vòng, đường cong. Lắng nghe lời của người già sẽ khiến bạn thọ ích cả đời.
Lời của người lớn tuổi, dẫu không phải lúc nào cũng hợp với hoàn cảnh của bạn, nhưng ít nhất cũng nên được nghe với thái độ trân trọng. Con đường mà bạn đang đi, chính họ cũng đã từng trải qua.
2. Tài do đức dưỡng, trí do tâm sinh
Phát tài nhỏ dựa vào chuyên cần nhưng phát tài lớn chính là dựa vào phúc đức. Người xưa nói, đức mà không dày thì không thể chở muôn vật được.
Kiếm tiền vốn không phải là trục thêm nhiều lợi nhuận, mà là thu nạp thêm lòng người. Lòng người mà hướng về phía bạn, tiền của sẽ vào như nước.
Trên đời vốn không có chuyện gì khó, chỉ sợ ý chí chẳng bền. Con người có năng lực chịu đựng bao nhiêu thì có nghị lực bấy nhiêu. Điều then chốt chính là ở mức độ dụng tâm của họ.
Nếu thực sự đặt tâm hành sự thì không gì ngăn trở được. Nếu thực sự đặt tâm thì không nơi nào không thắng lợi. Vậy mới nói, trí do tâm sinh là thế.
3. Lòng biết cảm ơn ắt có phúc báo
Người sống ở đời quan trọng là có một trái tim cảm ân, nhận ân huệ của người, cần phải nhớ mãi trong tâm.
Một người hiểu được cảm ân, nhất định là một người lương thiện. Một người biết báo ân cũng chính là có tấm lòng rộng mở, tâm hồn trong sáng. Họ sẽ nhận phúc báo, được sống thanh thản, yên bình giữa bão táp, phong ba.
Mãi mãi ghi nhớ lòng tốt của người khác, mới có thể mỗi ngày được ngắm ánh sáng mặt trời. Mỗi ngày đều có bạn bè bầu bạn, đến cuối đời sẽ có hạnh phúc đi theo. Trái lại, nếu lòng chỉ luôn ghi nhớ thiếu sót, lỗi lầm của người khác, bạn sẽ chỉ tự làm khổ chính mình mà thôi.
4. Khổ ải vô biên, quay đầu là bờ
Đời người khó tránh được chuyện muộn phiền, khổ sở. Nhưng đừng đợi đến lúc không có thống khổ thì mới cho phép bản thân mình vui vẻ.
“Quay đầu” chính là để bản thân vui vẻ hẳn lên, tràn đầy lòng yêu thương, yêu chính mình và người thân, bạn hữu.
Chỉ chịu đựng đau khổ vẫn là chưa đủ, cần phải biết quay đầu. Lùi một bước biển rộng trời cao, xin đừng giam lỏng bản thân trong thống khổ.
5. Biết ít chuyện, phiền não sẽ ít. Biết quá nhiều chuyện, lắm thị phi
Lúc nhỏ không biết cảm giác buồn, đến già mới hay đường đi khó. Những nơi có người, thì có ân oán thị phi.
Những nơi có ân oán thị phi chính là giang hồ. Mà người ở giang hồ, “thân bất do kỷ”, không thể tự định đoạt số mệnh.
Chỉ khi buông bỏ gánh nặng trong tâm, ta mới có thể đi được xa hơn, tầm nhìn cũng trở nên rộng mở hơn.
6. Trong sạch tự mình biết, ô uế tự mình hay
Giả dối và sự thật, hoan lạc và đau khổ, hoang đường và chân lý, nên phải phân biệt rõ ràng. Đúng sai phải trái, là trắng là đen, sớm muộn cũng sẽ có ngày minh bạch.
Có những lúc giải thích quá nhiều, tranh chấp nguyên là không cần thiết. Đối với những người vô lý sinh sự, cố tình phỉ báng, hãy đáp lại anh ta bằng một nụ cười. Chuyện còn lại thì hãy cứ để thời gian chứng minh.
Mỗi người đều có những thứ nguyên vốn thuộc về bản thân mình, là của bạn thì chính là của bạn, còn như không phải của bạn thì dù có cướp được cũng phí công. Ai cũng đều nên đặt ra cho mình một chuẩn tắc của sống. Và hãy nhớ: “Trong sạch tự mình biết, ô uế tự mình hay”.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Nghe lời Phật dạy, muốn hạnh phúc thì trước tiên phải làm được 3 điều này
-
5 thói quen đơn giản, nhưng giúp bạn hạnh phúc hơn mỗi ngày
-
3 thiếu sót lớn của dân công sở kéo lùi sự nghiệp của mình
-
Có nên lén xem điện thoại của người yêu hay của vợ chồng không? Bạn sẽ được gì mất gì?
-
3 lý do chính đáng để bạn ngừng mọi đau khổ