Dưới đây là 7 lý do chị em ngày càng "ngán" lấy chồng:
1. Chị em sợ nhất là lấy nhầm chồng
Nhiều người vẫn thường nói, hôn nhân như một canh bạc, chị em nào may mắn thì lấy được người chồng tốt, còn không thì lại đổ cho tại cái Số, không ai nói được gì trước.
Hiện xã hội, hôn nhân tan vỡ ngày càng nhiều, khả năng chung thủy của hai phái dường như cũng giảm đi trông thấy... Nguy cơ ngoại tình vẫn luôn là kẻ thù "rình rập" bất kì gia đình nào. Trong con mắt của nhiều người, người đàn ông vẫn bị coi là có khả năng ngoại tình cao hơn phụ nữ.
Nhất là khi họ đã có gia đình trong nhiều năm, khi mọi đam mê, tình yêu đã giảm dần để thay vào đó là những trách nhiệm, nghĩa vụ. Đặc biệt, sau nhiều năm kết hôn, người phụ nữ lo lắng họ sẽ già nua và xấu đi. Lúc ấy sức hấp dẫn với vợ cũng giảm xuống. Và lúc này, người đàn ông càng có cớ chán vợ mà ngoại tình.
2. Không muốn làm “osin cao cấp”
Phụ nữ hiện đại không phải cả ngày chỉ có mỗi việc ở nhà nội trợ, họ còn có việc ở cơ quan, có bạn bè và nhiều mối quan hệ khác. Nhưng khi lấy chồng thì việc nhà gần như vẫn phải quán xuyến hết, bởi rất ít ông chồng chịu xắn tay áo chia sẻ việc nhà với vợ.
Lấy chồng cũng đồng nghĩa với việc chị em ngoài lo toan việc ở cơ quan về nhà còn phải chăm lo hàng trăm công việc nhà khác, từ nấu ăn, giặt giũ, quét dọn, phục vụ chồng, nuôi con… Chị em thường nói đùa với nhau rằng, lấy chồng rồi chẳng khác gì “osin cao cấp”.
3. Quá áp lực nuôi dạy con
Nuôi con ngày nay đã trở thành vấn đề không đơn giản của các cặp vợ chồng, bởi hàng loạt chi phí và nhiều khoản đầu tư lớn nhỏ cho con. Chi phí nuôi con cao đã tạo ra nhiều hệ lụy.
Sinh con ra còn rất nhiều vấn đề, ngoài chi phí nuôi con ngày nay quá lớn, còn phải gián đoạn công việc của tôi một thời gian vì con nhỏ không ai chăm, như vậy tài chính gia đình sẽ rơi vào khó khăn, không kham nổi, không bảo đảm cho con điều kiện tốt nhất.
Có thể thấy, chi phí tiêu tốn cho một đứa trẻ bao gồm nhiều khoản: Giai đoạn sơ sinh là sữa, tã, khám bệnh, công chăm sóc, quần áo... Giai đoạn trưởng thành thì giáo dục, bảo hiểm y tế, sinh hoạt phí, việc học thêm và bồi dưỡng kĩ năng ngoài, các dụng cụ, thiết bị điện tử, giải trí... Giai đoạn tiếp theo là chi phí sau trung học như học nghề hoặc cao đẳng, đại học, thậm chí du học…
Thậm chí, hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ còn có tư tưởng “không sinh con” dành thời gian cho nhau, dành tiền bạc để du lịch, hưởng thụ cuộc sống thay vì sinh ra và vất vả mưu sinh để lo cho con cái.
4. Bị ám ảnh bởi tỷ lệ ly hôn ngày càng cao
Ngày nay, tỉ lệ kết hôn sớm ngày càng tăng. Nhưng bên cạnh đó, số phụ nữ vẫn sống một mình cũng tăng theo cho dù tuổi đời của họ không còn trẻ. Rất nhiều người trong số họ không chịu kết hôn chỉ vì lo lắng đến nguy cơ ly hôn về sau này.
Do được chứng kiến những mảnh đời không mấy hạnh phúc của người thân, bạn bè... hoặc chứng kiến nhiều trường hợp phụ nữ phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống hôn nhân nên họ trở nên thu mình, sợ một ngày bản thân cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy và bị tổn thương.
Đặc biệt, đối với những phụ nữ có tính nhạy cảm hoặc những chị em sinh ra trong gia đình không trọn vẹn, bố mẹ ly hôn thì tâm lý này càng phổ biến. Và lựa chọn cuối cùng của họ là nói "không" với hôn nhân để không phải đối phó với những đau khổ trong tương lai.
5. Chị em muốn cuộc sống độc thân
Trong khi nhiều chị em không muốn kết hôn vì lo lắng về những hệ lụy có thể gặp sau khi kết hôn thì một số chị em khác lại "từ chối" chuyện hôn nhân đơn giản chỉ vì họ thích... sống độc thân.
Có thể họ yêu công việc, yêu cách sống hiện tại của họn vì được thoải mái làm những gì mình thích, không phải chịu ràng buộc hay gắn bó có tính trách nhiệm về lâu dài với ai.
Chính vì vậy, họ chọn cuộc sống độc thân, không mong muốn một người nào đó phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình. Những phụ nữ này thường rất tự lập và kiểm soát bản thân rất tốt nên họ có thể làm chủ cuộc sống của mình một cách đầy tự tin.
6. Chị em không muốn mất tự do
Theo số liệu cung cấp, ở Tokyo, có tới 70% phụ nữ không kết hôn hiện sống chung với bố mẹ. Họ không phải nấu cơm, giặt quần áo, làm việc nhà. Tâm lý chung đều lo sợ lấy chồng thì không được thoải mái như ở nhà.
Một mình, một nhà, một thế giới riêng, nàng tha hồ làm những điều mình muốn mà không sợ ai để ý, tranh giành như: ngâm mình hàng giờ trong bồn tắm; thoải mái "buôn dưa lê", tụ tập và đi chơi qua đêm với các cô bạn gái; tự do xem thể loại phim yêu thích…
Mua sắm là niềm đam mê chung của đa số phụ nữ, nàng cũng không ngoại lệ. Nàng sẽ lựa chọn những món trang sức, quần áo… ưa thích mà không sợ bị ai phàn nàn, cằn nhằn.Sau một tuần làm việc bận rộn, nàng được tha hồ ngủ nghỉ trên chiếc giường êm ấm vào ngày cuối tuần và không phải bận tâm tới bất cứ điều gì xung quanh.
7. Không muốn chịu áp lực về tiền bạc và trách nhiệm
Bất kì một sự ràng buộc mang tính pháp luật nào cũng đều gắn liền với trách nhiệm và áp lực. Hôn nhân cũng không ngoại lệ. Cho dù hai người trong cuộc có thoải mái đến đâu đi nữa thì cũng không thể phủ nhận một điều rằng đã là gia đình thì những người trong đó phải có trách nhiệm với nhau.
Điều này vô tình lại tạo ra các áp lực cho nhiều chị em vì có thể từ trước đến hay họ chưa từng phải gánh bất kì trọng trách nào như vậy. Không chỉ có tiền bạc, chuyện mang nặng đẻ đau, nuôi nấng, dạy dỗ con, chăm sóc chồng, quản lý nhà cửa, quan tâm tới nhà chồng... đòi hỏi phụ nữ phải hy sinh rất nhiều, cả thời gian và công sức. Vì vậy, họ còn chần chừ trong việc quyết định có kết hôn hay không.