Ngành công nghệ môi trường
Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật.
Nếu chuyên về công nghệ xử lý nước thải, thường có lựa chọn làm việc ở: công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp,...
Nếu là công nghệ xử lý khí thải thì công việc thiên về: đo đạc chất lượng không khí, đánh giá tác động của môi trường và xử lý không khí ô nhiễm,... còn nếu hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn thì bạn sẽ làm việc với: các công trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhà máy hay các khu đô thị,...
Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo.
Cử nhân lịch sử
Lịch sử chuyên nghiên cứu, bàn luận về những vấn đề trong quá khứ, để từ những kiến thức của quá khứ có thể rút ra những quy luật, những bài học kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhà sử học là người nghiên cứu về những vấn đề của quá khứ để từ đó hiểu biết, tạo dựng những sự kiện đã qua, rồi phân tích, đánh giá và chia sẻ những kiến thức mà mình tích luỹ được cho cộng đồng xã hội.
Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức. Thế nhưng đối với một nước đang phát triển và chưa đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu lịch sử thì việc chạy đôn chạy đáo xin việc vẫn không được là điều khá phổ biến. Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều.
Ngành kỹ sư xây dựng
Cả nước ta có khá nhiều ngành đào tạo ra kĩ sư xây dựng. Vậy nên, con số sinh viên ra trường không hề nhỏ hàng nghìn sinh viên ra trường. Với quá nhiều sinh viên ra trường, các công ty với yêu cầu rất cao là có kinh nghiệm. Các sinh viên mới ra trường không thể đáp ứng được nhu cầu cần kinh nghiệm như các công ty yêu cầu. Dưới đây là chia sẻ một bạn cử nhân ra trường với tấm bằng cử nhân ngành kỹ sư xây dựng.
Ra trường được hơn 3 tháng, N. Thành (quê Nghệ An) là sinh viên ĐH Giao thông vận tải II, tốt nghiệp với tấm bằng khá, bảng điểm môn chuyên ngành cũng “đẹp” đối với khối công trình. Thêm nữa, Thành còn có hàng loạt chứng chỉ một kỹ sư xây dựng cần. Với mong muốn bám trụ lại TP. Hồ Chí Minh để phát triển sự nghiệp, Thành đã tìm kiếm thông tin tuyển dụng trên mạng Internet, nhờ bạn bè tìm, giới thiệu… và rải hồ sơ xin việc khắp nơi.
Nhưng kết quả cũng giống nhau: các nơi Thành nộp hồ sơ đều lắc đầu vì “thiếu kinh nghiệm”. Chỉ qua những chia sẻ nhỏ này, chúng ta có thể thấy học ngành kỹ sư xây dựng rất dễ thất nghiệp chúng ta nên chú ý chọn trường theo đam mê và có suy nghĩ chín chắn hơn trong xem xét theo đam mê của mình mà có đảm bảo cho mình việc làm khi ra trường hay không.
Ngành Tài chính - Ngân hàng
Ngành này thì cũng từng 1 thời gây sốt đến mức bão hòa. Theo bản tin thị trường lao động quý II/2016 được công bố bởi Viện Khoa học Lao động và xã hội, ngành Tài chính - Ngân hàng mặc dù có tăng nhưng số lượng tân cử nhân ngành này không có việc làm đúng chuyên ngành cũng tiếp tục gia tăng. Cũng thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội vào năm 2015 cho biết đối với ngành tài chính ngân hàng, có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.000 tân cử nhân của ngành này.
Mùa tuyển sinh 2016, 2017 các ngành này vẫn tiếp tục là ngành mũi nhọn với chỉ tiêu tuyển sinh không hề giảm của top trường kinh tế. Dự báo trong thời gian tới, sinh viên nhóm ngành này ra trường tìm việc vẫn chưa dễ dàng và chắc chắn là thất nghiệp.
Ngành Kế toán – Kiểm toán
Cách đây vài năm, ngành Kế toán – Kiểm toán thu hút được rất nhiều người học nhờ mức lương cao sau khi ra trường. Cũng vì điều này mà điểm chuẩn trúng tuyển của các ngành này luôn đứng “top” 2, 3 so với các ngành khác. Tuy nhiên, hiện nay, lương thì chỉ ở mức trung bình và nó lại thuộc một trong những nhóm ngành đang dư thừa lao động và cảnh báo vẫn còn dư thừa trong các năm tới.
Theo khảo sát tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội 6 tháng đầu năm 2016, Kế toán - Tài chính đứng đầu trong số các ngành được nhiều người tìm việc nhất. Bản tin thị trường lao động quý 2/2016 vừa được Bộ LĐ-TB-XH công bố cũng cho thấy, nhóm nghề Kế toán - Kiểm toán có số lượt người tìm việc nhiều nhất (chiếm 16,9%); tiếp đó là quản trị kinh doanh (10,4%) và nhân sự (10%).
Phó Ban đào tạo, Hội giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh cũng nói mặc dù tỉ lệ nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này vẫn ở mức cao nhất (30% trong cơ cấu tuyển dụng), nhưng do lượng cầu vượt cung quá nhiều nên để kiếm được 1 công việc, mỗi ứng viên phải vượt qua 90 người khác, tức là tỉ lệ chọi 1/90.
Nguyên nhân của sự dư thừa nhân lực nhóm ngành này là do việc ồ ạt mở ngành của các trường đào tạo trong mấy năm trước. Hiện nay, cả nước vẫn có khoảng 200 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành nghề kế toán làm cho có quá nhiều sinh viên ra trường thừa nguồn nhân lực hàng nghìn sinh viên thất nghiệp phải làm công việc không đúng với ngành nghề của mình.
Ngành sư phạm
Đây là khối ngành đang được Bộ GD-ĐT báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực. Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT cả nước hiện có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp.
Ở một nghiên cứu khác của PGS.TS Bùi Văn Quân - Hiệu trưởng trường ĐH Thủ đô cũng cho thấy: đến năm 2018, số cử nhân sư phạm ra trường mỗi năm lên tới 60.930 người. Tuy nhiên, theo ước tính trung bình từ năm 2013 đến nay, sau khi giảm chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm thì mỗi năm nước ta vẫn có thêm khoảng 4.000 sinh viên ra trường không tìm được việc làm. 70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp năm 2020 được phân bổ ở tất cả các bậc học, trong đó, bậc tiểu học thừa khoảng 41.000 người, THCS thừa 12.200 người và ở cấp THPT là khoảng 16.900 người.
Nguyên nhân cũng dễ hiểu thôi. Đó là do việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình hệ thống các trường ĐHCĐ sư phạm được mở chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo,... và chính sách hỗ trợ học phí đã khiến thí sinh thi vào ngành này nhiều. Sau đó, sinh viên ra trường xin việc quá tải dẫn đến việc rất nhiều sinh viên thất nghiệp, không có việc làm.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Đóng BHXH đủ 22 năm nhận lương hưu được bao nhiêu?
-
Năm 2022, có thể xin đóng thêm tiền BHXH để hưởng lương hưu cao hay không?
-
5 ngành học lương cao, dễ xin việc ngay khi mới ra trường, 10 năm sau cũng không lo thất nghiệp
-
7 ngành nghề 'kiếm tiền tỉ' mà không cần bằng cấp, riêng việc cuối cùng nghe tên ai cũng 'chê'
-
Cảnh báo: Dòng chảy xa bờ mới xuất hiện, đi biển mùa hè này phải biết mà tránh