Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bỏ bữa khiến cho tế bào gan ngừng đáp ứng với insulin. Điều này có nghĩa là gan không nhận được tín hiệu để ngừng sản xuất glucose và tiếp tục bơm nó vào máu. Đường dư thừa này tích tụ trong máu và dần dần có thể gây ra bệnh tiểu đường týp 2.
Khả năng ghi nhớ và sức tập trung kém
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi bạn đói, việc cung cấp glucose vào não bị giảm nên gây ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng ghi nhớ và sức tập trung. Đây là lý do tại sao học sinh, sinh viên không nên bỏ bữa, bởi nếu bỏ bữa ngày hôm đó thì bạn sẽ không thể tiếp thu kiến thức cũng như làm việc hiệu quả được.
Tâm trạng thay đổi thất thường
Khi bạn bỏ qua bữa ăn, cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng, lượng đường trong máu biến động nên chức năng cảm xúc của bạn thay đổi. Ngoài ra, khi quá đói, cơ thể sẽ giải phóng adrenaline và các hormone khác để thay cho năng lượng cần thiết. Chính các loại hormone này gây ra nhiều căng thẳng hơn cho cơ thể và tinh thần. Từ đó cơ thể sẽ trở nên cáu kỉnh và dễ buồn chán. Sự thay đổi tâm trạng thất thường này khiến bạn khó chịu và không vui cả ngày nên làm gì cũng thấy mệt mỏi, uể oải, kết quả thu được sẽ không cao.
Nhức đầu và mệt mỏi
Bỏ bữa có thể làm giảm lượng đường trong máu, điều đó có thể khiến cho cơ thể bạn giải phóng hormon làm hẹp động mạch và tăng huyết áp. Do đó, bạn có thể bị nhức đầu, mệt mỏi và buồn nôn. Nếu bạn bỏ bữa, cơ thể bạn không nhận đủ năng lượng và bạn cũng có thể bị mất ý thức.
Huyết áp dao động
Bỏ bữa kích thích cơ thể giải phóng các hormon để bù lại lượng đường huyết thấp. Điều này ảnh hưởng đến huyết áp và cũng có thể làm hẹp động mạch trong tương lai
Suy dinh dưỡng
Khi bạn thường xuyên bỏ bữa thì nó sẽ dần dần tạo thành thói quen và khiến bạn ăn ít hơn so với nhu cầu cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng nếu bạn cứ kéo dài thói quen này. Thậm chí, nó còn gây ảnh hưởng tới hoạt động thể chất của bạn do cơ thể không được nạp đủ nguồn năng lượng cần thiết.
Hay cảm thấy lạnh
Khi lượng calories trong cơ thể bạn quá thấp thì hormone thyroxine (T3 - loại hormone duy trì nhiệt độ cơ thể) sẽ giảm xuống. Do đó, nếu bạn thường xuyên cảm thấy lạnh thì nhiều khả năng là hàm lượng T3 trong cơ thể đang ở mức thấp vì bạn ăn quá ít.
Tác giả: