Đặt hạn mức chi tiêu
Lương 5-6 triệu là mức thu nhập không cao, đặc biệt là với những người sống ở thành phố. Nếu muốn làm chủ tài chính, hãy lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng.
Bạn nên phân bổ lương vào những khoản chi tiêu cụ thể và đưa ra hạn mức cho chúng. Ví dụ với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng và bạn đang sống một mình, hãy chia ra thành các khoản chi tiêu như sau:
- Tiền thuê nhà, điện nước: 1.5-2 triệu.
- Ăn uống: 1.5 triệu.
- Đi lại: 500.000 đồng.
- Tiền tiêu vặt: 1 triệu đồng.
- Tiền dành cho các việc phát sinh (hiếu hỷ, sinh nhật…): 300.000 – 500.000 đồng.
- Tiết kiệm: 500.000 đồng.
Tùy thuộc vào nhu cầu chi tiêu và hoàn cảnh thực tế mà mỗi người sẽ có cách phân bổ chi tiêu khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên thanh toán những khoản chi cần thiết và loại bỏ những khoản chi không thiết yếu để đảm bảo cân đối ngân sách. Hãy cố gắng không động đến số tiền tiết kiệm. Bạn có thể mở một tài khoản tiết kiệm online (thông qua app của các ngân hàng) để quản lý tiền hiệu quả hơn.
Việc chi tiêu đối với những người đã lập gia đình sẽ phức tạp hơn vì còn các chi phí dành cho con cái, họ hàng hai bên. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể quản lý thu nhập và để ra một khoản tiết kiệm nhất định bằng cách lập kế hoạch chi tiêu ngay từ đầu tháng.
Hãy nghiêm khắc với chính bản thân mình, kiên quyết thực hiện đúng kế hoạch tài chính đã đề ra.
Ghi chép thu nhập và chi tiêu
Đây là cách giúp bạn kiểm soát nguồn tiền hiệu quả. Ghi chép chi tiêu hàng ngày giúp bạn nắm được việc thu - chi và biết mình cần phải điều chỉnh như thế nào cho hợp lý.
Bạn có thể ghi chép chi tiêu vào sổ tay, ứng dụng quản lý trên điện thoại hoặc tạo bảng tính excel.
Tham khảo giá cả
Với mức thu nhập hạn hẹp, trước khi mua sắm bất cứ món đồ gì, bạn cũng nên tham khảo giá cả.
Đầu tiên, hãy lập danh sách những món đồ cần sắm. Sau đó, tham khảo giá tại các cửa hàng, siêu thị hoặc thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử. Nếu chúng vượt quá ngân sách chi tiêu, hãy loại bỏ những món đồ chưa thực sự cần thiết.
Mua sắm theo nhóm
Mua sắm theo nhóm có thể giúp bạn sở hữu những món đồ với giá hời hơn rất nhiều so với việc mua lẻ. Bạn có thể rủ bạn bè hoặc tìm các nhóm mua chung trên mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo...
Hạn chế đi ăn hàng
Cách tiết kiệm tiện hiệu quả nhất khi bạn có một mức thu nhập không quá cao chính là hạn chế tối đa việc đi ăn hàng. Hãy nấu cơm tại nhà, việc này vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đảm bảo sức khỏe của bản thân.
Tất nhiên, khi lập kế hoạch chi tiêu, bạn vẫn dành ra một khoản tiền tiêu vặt, tiền phát sinh nhất định trong đó sẽ có cả khoản tiền cho những lúc tụ tập bạn bè đi ăn hàng.
Săn sale
Mua hàng giảm giá là việc mà ai cũng thích. Nó giúp bạn sở hữu những món đồ cần thiết với chi phí thấp hơn nhiều so với bình thường.
Ngoài dịp lễ, tết, các sàn giao dịch thương mại điện tử, các cửa hàng thường xuyên có các chương trình giảm giá sâu để kích cầu tiêu dùng. Bạn nên tận dụng dịp này để mua những món đồ yêu thích với mức chi phí hợp lý. Tuy nhiên, chỉ mua những món đồ cần thiết, đừng ham rẻ mà mua vô tội vạ gây ra lãng phí.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Học cách tiết kiệm giống như các triệu phú, đơn giản vậy mà bấy lâu không ai biết
-
5 bí quyết gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng dù ít vẫn sinh lời lớn, chỉ người thông minh mới biết
-
Cách quản lý tiền của người Nhật giúp tiết kiệm 40% chi tiêu, áp dụng ngay để thoải mái sống qua mùa dịch
-
Tiết kiệm tiền lương, chàng trai cải tạo phòng trọ đẹp như khách sạn 5 sao
-
Trấn Thành bất ngờ thừa nhận từng ghét Hari Won vì lý do này