Nỗi lo tác hại rượu bia ngày Tết
Đã từ lâu, rượu, bia được coi là đồ uống không thể thiếu trong mỗi cuộc vui,đặc biệt là khi Tết đến, xuân về. Trong những ngày này lượng rượu, bia tiêu thụ nhiều hơn, cùng với đó là số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc rượu cũng tăng cao hơn. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do ethanol – một thành phần chính trong rượu - có thể gây nên ngộ độc trên tất cả các cơ quan của cơ thể, thậm chí gây tử vong ở liều lượng cao.
Khoảng 80 – 90% ethanoltrong rượu sẽ được gan xử lý. Khi xâm nhập cơ thể, chúng phân hủy thành acetaldehyde cực độc và sau đó được gan chuyển hóa thành acid béo vô hại và nước. Tuy nhiên, khi uống quá nhiều rượu cùng 1 lúc, lượng acetaldehyde trong cơ thể lớn tới mức gan không chuyển hóa kịp và gây ra tình trạng mệt mỏi khó chịu, đau đầu, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu…
Ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến ngộ độc rượu với các biểu hiện mất khả năng vận động tự chủ như không cầm được bát đũa, rót nước ra ngoài..., không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người, không thể đi lại được, mất cân bằng cơ thể, không tự ngồi được. Những trường hợp ngộ độc quá nặng, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp, mất tri thức, gọi hỏi không biết, có thể rơi vào tình trạng hôn mê, viêm gan cấp, gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời..
Số người bị ngộ độc rượu phải vào viện cấp cứu dịp Tết thường chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân ngộ độc rượu của cả năm. Do đó, biện pháp hiệu quả nhất để giải rượu và hạn chế các tác động tiêu cực đến sức khỏe là tìm cách giải độc gan.
7 cách phổ biến nhất giúp giã rượu cho chồng ngày tết
Trà gừng
Trà gừng giúp giảm buồn nôn, dịu bao tử. Kết hợp cùng với mật ong sẽ làm tăng lượng đường để phục hồi cơ thể sau khi uống rượu một cách nhanh chóng.
Mật ong
Mật ong có thể giảm bớt đau đầu khi uống rượu nhờ loại đường fructose, giúp bạn đi vào giấc ngủ sâu hơn
Nước ép cà chua
Nước ép cà chua làm giảm chóng mặt, khiến cơn chóng mặt dần biến đi. Có thể thêm một ít muối để giúp người say ổn định tinh thần.
Nước nho
Nho tươi có chứa nhiều axit tartaric, kết hợp với ethanol tạo thành este để giảm nồng độ ethano;. Như vậy, nước nho tươi có tác dụng hiệu qua làm giảm cơ buồn nôn. Nếu uống trước khi uống rượu có thể làm chặn lại cơn say.
Nước ép dưa hấu
Dưa hấu có thể giảm nhiệt rượu nhanh chóng nhờ có các chất điện giải, thêm một ít muối sẽ giúp ổn định tinh thần.
Chuối
Chuối làm cho cơn tức ngực của bạn ngay lập tức được giảm. Quả này cũng hỗ trợ giải độc rượu và gan hiệu quả.
Đỗ xanh
Theo y học cổ truyền, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải độc. Nên nấu sẵn một nồi cháo đậu xanh loãng để nguội, cho người say rượu ăn vài bát sẽ giải rượu rất nhanh, hiệu quả và không còn cảm giác mệt mỏi nữa vào buổi sáng hôm sau.
Sau khi uống rượu không nên:
– Cần biết rõ độ cồn của chai rượu mình uống và chọn chai có độ cồn dưới 30.
– Tuyệt đối không uống rượu khi đói.
– Không uống trà xanh sau khi uống rượu, nên uống các loại nước ép hoa quả giúp giải nhiệt rượu nhanh hơn.
– Hạn chế sử dụng rượu ngâm từ động vật chứa độc tố.
– Không sử dụng thuốc giải nhiệt rượu quá thường xuyên.
– Nên kiểm tra sức khỏe cho gan định kì.
Tác giả: