1. Dùng dầu oliu để chiên, rán
Trên thực tế, dầu oliu sẽ bắt đầu bị cháy ngay khi nhiệt độ chỉ mới bắt đầu tăng hơi cao một chút. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, để có một món ăn ngon và đỡ bị lãng phí, các bạn hãy sử dụng loại dầu khác cho các món chiên, rán còn dầu oliu chỉ dùng cho các món không áp dụng nhiệt độ cao, điển hình như món salad thôi nhé!
2. Không để thịt ở nhiệt độ phòng trước khi nấu
Thịt ở nhiệt độ phòng khi nấu sẽ chín đều hơn so với thịt vừa bỏ ra khỏi tủ lạnh. Tốt nhất là bạn nên lấy thịt ra khỏi tủ lạnh và để nó rã đông ở ngoài nhiệt độ phòng khoảng 30 phút trước khi nấu để đảm bảo thịt được chín đều.3. Nấu thịt ngay khi vừa bỏ từ tủ lạnh raNhiều người cho rằng, thịt bỏ từ tủ lạnh ra có thể nấu luôn mà không cần rã đông. Thế nhưng, điều đó sẽ khiến cho món ăn của bạn mất ngon, thịt chín không đều, thậm chí còn có thể làm mất chất. Thế nên, tốt nhất hãy rã đông thịt trước khi nấu.
4. Sử dụng những loại rau gia vị khô thay vì rau tươi
Các loại rau gia vị khô có mùi mạnh hơn và sẽ làm gia tăng thêm hương vị cho món ăn của bạn hơn các loại rau gia vị tươi. Nếu bạn có thói quen sử dụng rau gia vị khô, hãy chỉ sử dụng khoảng 1/3 lượng rau gia vị mà công thức yêu cầu khi bạn đang chế biến với những loại rau gia vị có mùi mạnh.Đối với các loại rau có mùi nhẹ hơn, kém thơm hơn, sử dụng nhiều hơn 1/3 một chút.
5. Không nếm đồ ăn khi nấu
Đây cũng là thói quen của rất nhiều người, một phần vì ngại, sợ nóng, một phần vì cho rằng nếm trước là... không lịch sự. Nếu bạn nghĩ như vậy thì bạn đã lầm rồi đó. Việc nếm khi nấu ăn là rất cần thiết bởi chúng ta có thể điều chỉnh gia vị sao cho hợp lý. Chỉ cần bạn đảm bảo rằng mình lấy ra một chiếc bát khác thì sẽ không có vấn đề ảnh hưởng gì đâu.
6. Nấu quá nhiều thứ trong một chiếc chảo
Nấu ăn bằng chảo khá thuận tiện, nhưng nấu nhiều thực phẩm trong một chiếc chảo quá nhỏ có thể khiến thực phẩm không được chín hoặc ngon theo cách bạn muốn. Khi toàn bộ bề mặt chảo được phủ kín bởi thực phẩm, nhiệt không thoát ra được, dẫn đến hơi nước bị tụ khiến món ăn bị nhũn, không dậy màu và hương vị. Bởi vậy, hãy nấu trong nhiều chảo cùng một lúc, hoặc nấu theo mẻ nếu bạn nấu món ăn đó với số lượng lớn.
7. Đun sôi to lửa trong khi lẽ ra chỉ để ở trạng thái sủi hay sắp sôi
Đun sủi và đun sôi là hai khái niệm khác nhau. Nếu món ăn cần phải nấu ở mức đun sủi hay ninh nhỏ lửa, thì điều đó có nghĩa là bạn chỉ nên điều chỉnh lửa/nhiệt độ sao cho thỉnh thoảng có một vài bong bóng nổi lên. Còn nếu đun sôi thì có nghĩa là có rất nhiều bong bóng xuất hiện hơn. Nếu món ăn cần đun nhỏ lửa mà bạn lại đun sôi, rất có thể nó sẽ bị cứng, không đủ nhừ.
8. Thái thịt ngay khi vừa nấu xong
Hãy kiên nhẫn chờ đợi, không nên thái miếng thịt ngay khi vừa nấu xong. Khi bạn nấu, nước sẽ tụ ở giữa miếng thịt, vì vậy, hãy để yên trên đĩa một lát sau khi nấu xong, nước tụ đó sẽ rỉ ra khỏi thịt.Mỗi miếng thịt dày mỏng khác nhau có thời gian chờ khác nhau. Ví dụ, nếu luộc gà nguyên con, thì 20-30 phút là khoảng thời gian hợp lý, còn với một miếng ức gà hay miếng thịt bò, thì 5 phút là đủ.
Tác giả: Thu