Ngoài ra ông cũng vô cùng quan tâm đến việc giáo dục gia đình, cách thức mà ông sử dụng có thể nói là cũng gặt hái được không ít thành quả.
Quan sát con cháu ông, từ Ung Chính đến Càn Long… với tư cách là hoàng đế, chúng ta có thể thấy được họ đều chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tư tưởng giáo dục gia đình của ông.
Khang Hy dạy bảo các hoàng tử hoàng tôn (Ảnh minh họa)
Bình thường khi ở trong cung, Khang Hy thường xuyên dạy bảo hoàng tử hoàng tôn. Khi Ung Chính lên ngôi, ông thường nhắc lại lời dạy của Khang Hy, hơn nữa còn tổng hợp được 246 câu để biên soạn nên cuốn “Đình huấn cách ngôn”.
Trong cuốn sách này có đưa ra 8 trí tuệ tuyệt vời mà Khang Hy để lại, trong giáo dục con cái hoặc tu dưỡng bản thân đều vô cùng hữu ích.
Có lòng tốt, làm việc thiện là bình yên và thanh thản nhất
Phàm là đối nhân xử thế, làm được nội tâm hạnh phúc vui vẻ đối với hết thảy mọi sự việc thì đó là điều may mắn. Nội tâm vui vẻ thì sinh ra ý niệm tốt, trong tâm tức giận thì sẽ sinh ra ý nghĩ bất hảo.
Người xưa có câu: “Một người mới nghĩ đến làm việc thiện, việc thiện ấy dù chưa làm được nhưng Thần thiện đã mang đến may mắn cho họ, một người xuất ra ác ý, việc ác tuy chưa làm nhưng đã có hung Thần đi theo”.
Cảnh giới cao của con người là “thận độc” (thận trọng khi ở một mình)
Cuốn ‘Đại học’ và ‘Trung dung’ đều dạy bảo con người hãy thận trọng khi chỉ có một mình. Bởi vì đó là điều đầu tiên giúp con người có thể trở thành bậc Thánh hiền. Người đời sau nói rằng ‘không lấn phòng tối’. Cái ‘phòng tối’ này có hai tầng ý nghĩa; một là chỉ căn phòng tối của gia đình, hai là chỗ uẩn khúc trong tâm.
Người đứng trong phòng tối, người khác sẽ không nhìn thấy mặt, trong tâm có uẩn khúc, người khác không thể biết được. Làm một người quân tử, cần nghiêm khắc thực hiện điều này. Biết run sợ, thận trọng, nhất tâm cung kính, không nói mà tín thì dù phòng có bị dột cũng không cảm thấy hổ thẹn, làm một người chân chính cũng như bậc trượng phu”.
Người thông minh nhìn thế giới qua con mắt của người khác
Khang Hy muốn nói rằng, ông chưa bao giờ dám khinh thường người khác, nói người khác ngu dốt. Bởi vì mỗi người đều có sự hiểu biết của riêng mình.
Ông cũng thường nói với quan đại thần, phàm là biết rõ cái gì, nhìn thấy cái gì cũng có thể tấu lên để ông biết, nếu thấy hợp lý ông sẽ vui vẻ nghe theo, hơn nữa còn khen thưởng.
Không việc như có việc, có việc như không việc
Phàm khi không có việc gì xảy ra thì trạng thái nên là giống như là sắp có việc, đề phòng khả năng phát sinh vấn đề, như vậy mới không phát sinh sự việc ngoài ý muốn.
Nếu như trong thời điểm phát sinh sự việc ngoài ý muốn, nếu đạt được trạng thái bình thản ung dung như không có vấn đề gì xảy ra, khiến tinh thần bình tĩnh thì sẽ xử lý vấn đề được tốt, việc dù xấu cũng sẽ biến mất.
Người xưa nói: “Trong tâm càng thận trọng, cẩn thận càng tốt, trong tác phong làm việc phải mạnh dạn, kiên quyết”. Gặp sự việc gì cũng nên dùng tâm thái này mà đối đãi”.
Tự tiết chế mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống
“Ăn uống điều độ, thực hiện nghiêm ngặt mỗi ngày là cách tốt để tiêu trừ bệnh tật”.
Khang Hy cũng cho rằng cần phải “sống quy củ”, không được “tham ăn”, “tham ngủ”, càng cần hạn chế “tiệc tùng”. Chỉ có “trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống điều độ, nóng lạnh thích hợp, như vậy mới có lợi cho cơ thể mà trường thọ”.
Kỳ thực Khang Hy muốn nói với thế hệ sau về tầm quan trọng của tự “tiết chế”. Tự tiết chế bản thân là nền tảng của cuộc sống. Nó không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn cho phép mỗi người nâng cao sức đề kháng và tránh xa bệnh tật.
Nhận sai và sửa sai là cơ hội phát triển
Là một con người, ai có thể không mắc sai lầm? Thế nhưng, trong cuộc sống hiện tại, nhiều người trong chúng ta phạm phải sai lầm nhưng lại không muốn thừa nhận bản thân đã sai. Tất nhiên, thực tế cũng có người không như vậy. Người này trong lúc nói chuyện bỗng quên đi lời dạy này mà đổ lỗi và oán trách người khác.
Tuy nhiên, khi sự việc qua đi, anh ta sẽ lại chủ động nhận sai, nói rằng: “Đây là lỗi của tôi!”. Cũng bởi hành động này của anh ta mà đối phương cảm động, trong lòng thấy áy náy… Nói chung thì, người có thể thừa nhận sai và gánh chịu sai lầm, hầu hết họ đều là người có đức hạnh cao thượng.
Cẩn thận sẽ giúp cuộc sống được an ổn
Một người đối diện với hết thảy sự việc sắp xảy ra, cho dù là chuyện lớn hay nhỏ, đều cần phải quan sát và nghiên cứu hết sức cẩn thận, có như vậy mới không đem đến những rắc rối về sau.
Thận trọng là phẩm chất không thể thiếu của một người làm nên việc lớn. Gia Cát Lượng cả đời cẩn thận, Tăng Quốc Phiên lấy thân làm mẫu, thận trọng từ lời nói đến việc làm, cẩn thận từ đầu đến cuối mới có thể giúp họ vượt qua bao nhiêu phong ba bão táp và trở thành bậc Thánh hiền.
Chịu khổ là phúc
Người sống trên đời đều thích an nhàn và ghét khổ cực. Kỳ thực, một người phải trải qua nhiều khổ cực mới cảm nhận được sự an nhàn thật sự.
Nếu một người chỉ truy cầu an nhàn mà không tìm kiếm sự tiến bộ, vậy thì người này cũng sẽ không hiểu được an nhàn thật sự là như thế nào. Người như vậy chỉ cần nếm thử một chút khổ ải đã cảm thấy không thể chịu đựng được.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Cách người xưa nuôi dạy con gái theo "Nữ Nhi Kinh" kinh điển là như thế nào!?
-
Nuôi dạy một đứa con thuận thảo theo cách của người xưa
-
“Cha mẹ hành ác, con cái gặp họa”- 3 câu chuyện về quả báo cảnh tỉnh biết bao người
-
Mẹ Âu Dương Tu quyết tâm nuôi dưỡng con thành một người có phẩm đức
-
8 thói quen không tốt của bố mẹ ảnh hưởng xấu đến con cái