9 câu hỏi mẹ nào cũng cần trả lời trước khi quyết định sinh con thứ 2

( PHUNUTODAY ) - Có rất nhiều vấn đề được đặt ra trước khi mẹ muốn đón thêm một thiên thần mới, chẳng hạn như: áp lực tài chính, sức khỏe của mẹ, thời gian dành cho các con, hay sự đồng thuận của phía gia đình,… đặc biệt là tâm lý của đứa con đầu.

1. Trong 9 tháng, bạn có đủ thời gian để chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt chưa?

Suốt 9 tháng thai kỳ, không chỉ chăm sóc con trong bụng, mẹ còn nhiều công việc khác phải làm, bao gồm cả công việc mưu sinh, lo toan tài chính phụ giúp cho gia đình.

Đây là điều kiện quan trọng đối với sự thành công của thai kỳ. Kỳ thực, sức khỏe của mẹ có tốt thì thai nhi mới phát triển tốt nhất.

2. Bạn sẽ vẫn làm việc trong thời gian mang thai?

Để thai kỳ khỏe mạnh, bạn có thể phải nghỉ ngơi và tự chăm sóc bản thân. Nhiều người vì tính chất công việc nên thường rất ít có thời gian để chăm con cũng như chăm sóc bản thân tốt hơn.

Hơn nữa, sau lần sinh con đầu, mẹ phải mất một khoảng thời gian nghỉ thai sản, sự cân bằng công việc sau thời gian nghỉ dài có thể khá khó khăn.

Thậm chí, vì tính chất công việc, mẹ có thể phải đi công tác xa, thời gian dành cho việc chu toàn cho cả hai bé không phải là chuyện dễ.

3. Bạn có thể tự chăm sóc cho cả hai đứa trẻ không?

Làm mẹ rồi, bạn biết đấy, việc chăm con nhỏ không hề dễ dàng. Thêm một đứa, sự mệt mỏi sẽ tăng gấp đôi.

Sinh con đã khó, nuôi dạy con còn vất vả trăm bề hơn nữa. Cho dù đã có kinh nghiệm chăm đứa con đầu nhưng một lúc phải gánh trách nhiệm cho cả hai con là điều quá khó khăn đối với nhiều mẹ.

Dĩ nhiên, mẹ phải luôn đảm bảo sẵn sàng dành thời gian cho con, có thể tự chăm con mà không phải để con ở nhà bố mẹ hay ông bà chăm sóc.

4. Bạn muốn có một đứa con gái hoặc con trai trong lần này hay không?

Nế phải chịu áp lực sinh con trai nối dõi mà con đầu đã là con gái, lần mang thai tiếp theo sẽ rất nặng nề đối với mẹ. Ngược lại, nếu chồng đã có con trai và muốn có cô con gái để thủ thỉ thì nó cũng là áp lực không nhỏ cho mẹ.

Do đó, nếu vợ chồng có ước muốn về việc sinh con “đủ nếp đủ tẻ” tốt nhất hãy bàn bạc với nhau, thuận ý hãy quyết định.

5. Khoảng cách giữa hai lần sinh đã an toàn chưa?

Với các bà mẹ sinh mổ, sinh con lần 2 cách con đầu bao lâu là câu hỏi rất quan trọng. Nó có thể quyết định lớn đến sự thành công của thai kỳ cũng như tính mạng của cả mẹ lẫn con. Bởi lẽ nếu sinh lần đầu, sinh mổ lần sau sẽ khó tránh khỏi. Nếu không đủ thời gian phục hồi nguy cơ biến chứng vỡ tử cung rất lớn.

6. Sinh đứa thứ hai dễ hơn đứa con đầu?

Câu trả lời là có các mẹ nhé! Hầu hết các ca sinh con rạ luôn dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với trải nghiệm sinh con so. Tất cả các bà mẹ đều hy vọng sinh con thứ 2 sẽ thuận lợi và suôn sẻ hơn. Thực tế điều này cũng luôn đúng.

7. Đứa con thứ hai có dễ nuôi hơn đứa con đầu?

Không ai trả lời cho bạn chính xác điều này vì con khó nuôi hay dễ nuôi còn tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng thai kỳ và tính cách của mỗi bé. Tuy nhiên, nếu thay đổi theo những thói quen sinh hoạt tốt từ trong thai kỳ mẹ có quyền hy vọng.

8. Mang thai lần 2 cách lần sinh con đầu ít nhất 18 tháng, có đúng không?

Theo các mẹ, khoảng cách tối thiểu 18 tháng giữa hai lần sinh là thời điểm lý tưởng nếu như mẹ có ý định sinh thêm em bé. Ít nhất, thời gian này đủ để mẹ hồi phục sức khỏe và tinh thần sau lần sinh trước đó. Nếu sinh con thứ 2 cách lần đầu dưới 18 tháng, nguy cơ sinh non, con nhẹ cân cũng cao hơn.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng khoảng cách 5 năm mới là hợp lý nhất về mọi mặt. Hơn nữa, chỉ cách 18 tháng sẽ không đủ cho các bà mẹ sinh mổ.

9. Lần mang thai thứ hai có mệt mỏi như lần đầu?

Câu trả lời là có. Đã bầu bì thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi mệt mỏi. Nhưng mỗi lần mang thai, bạn sẽ có những trải nghiệm rất khác biệt. Đổi lại cho tất cả những vất vả trong thai kỳ là niềm hạnh phúc vì sẽ có nhiều tiếng cười trẻ thơ, sẽ có em để con chăm sóc, vui đùa. Sẽ có thêm đứa trẻ để mẹ yêu thương.

Mặc dù có nhiều điều mẹ phải cân nhắc trước khi có ý định sinh thêm con nhưng bù lại mẹ sẽ được nhân đôi hạnh phúc. Những vất vả, cực nhọc cũng chẳng sánh bằng niềm vui khi được nhìn thấy con khỏe mạnh mỗi ngày và được ngắm gương mặt đáng yêu, nụ cười ngây ngô của con.

Mẹ cũng cần chú ý những vấn đề sau:

Những cảm xúc mới lạ với con biến mất

Mẹ vẫn rất yêu bé cưng, nhưng điều đó không giống như cảm giác về sự mới mẻ và vui sướng như với con đầu lòng. Vì vậy, mẹ không cảm nhận endorphin vì tình yêu mới dạt dào trong mình mà thấy kiệt sức, tội lỗi, oán hờn, mệt mỏi và mặc cảm về thân hình. Niềm vui ít nhiều cũng giảm đi phần nào.

Mẹ không còn thời gian để lo cho việc gì khác ngoài con cái

Về cơ bản, bất kỳ giây phút nào bé út ngủ cũng là thời gian bạn thấy mình nên ở cạnh bé lớn hoặc giặt giũ số quần áo đang chất chồng. Vì chuyện có em bé không còn gì mới mẻ và hứng thú nữa, nên bạn cũng ít nhận được sự trợ giúp hơn từ cha mẹ lẫn họ hàng. Ngoài ra, anh/chị/em của bạn có thể vừa có bé đầu lòng và cha mẹ của bạn đang đặt hết tâm trí vào đó.

Tăng nguy cơ tranh cãi giữa hai vợ chồng

Với con đầu lòng, một ông bố không mấy “mê con” có thể chỉ cần thỉnh thoảng xoay sở với những việc cỏn con như thay tã, bế con, cho bú…

Tuy nhiên, với cục cưng thứ hai, bố buộc phải nâng cấp kỹ năng làm bố và thường lãnh trách nhiệm trông nom cả một đứa trẻ. Bất kể bố có hăm hở đón nhận vai trò mới của mình thế nào, điều này thường là một thay đổi lớn, gánh vác bớt phần nào nhiệm vụ đặc thù của mẹ trong vai trò phụ trách trông chừng bé lớn.

Thay đổi này đồng nghĩa với việc hai vợ chồng có thể tranh cãi về: cách bố chăm con, dù có đạt tiêu chuẩn của mẹ đề ra hay không, và sự chuyển đổi (từ góc nhìn của bố) sang trạng thái không bao giờ “thoát khỏi lũ trẻ” được nữa. Điều này nhanh chóng biến khiến mối quan hệ lứa đôi dần trở nên rạn nứt.

Đối mặt với sự ghen tỵ của bé lớn

Những bé đang tuổi tập đi gây sự vào những lúc thuận tiện nhất, và thậm chí còn thường xuyên hơn nếu ít được chú ý đến. Bé có thể sẽ cảm thấy ghen tỵ với em út khi phải thay đổi lối sinh hoạt quen thuộc.

Tác giả:

Tin nên đọc