Mít là một loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Những miếng mít chín ngọt có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để làm xôi mít, ăn cùng sữa chua, các món chè... đều rất ngon.
Giá trị dinh dưỡng của mít
Mít cung cấp lượng carbohydrate tự nhiên dồi dào, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng.
Mít chín có lượng dinh dưỡng phong phú. Loại quả này chứa nhiều vitamin C. Đây là một chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa, giúp bảo vệ da. Ngoài ra, lượng vitamin A dồi dào trong mít còn tốt cho mắt và giúp da mịn màng.
Mít cũng chứa nhiều chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa táo bón. Loại trái cây này còn cung cấp các khoáng chất như kali, magie, và sắt, giúp cân bằng huyết áp, hỗ trợ chức năng cơ bắp và phòng ngừa thiếu máu. Các hợp chất như flavonoid và phytonutrient trong mít giúp chống viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cần phải lưu ý rằng, hàm lượng đường tự nhiên trong mít chín khá cao. Vì vậy, chúng ta chỉ nên ăn một lượng mít vừa phải để tránh gây tăng đường huyết đột ngột, gây tăng cân.
Những người không nên ăn mít
Mít là loại trái cây ngon ngọt, bổ dưỡng nhưng không thích hợp với tất cả mọi người. Một số đối tượng nhất định dù thích ăn mít cũng nên tránh xa loại quả này.
- Người bị bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường cần hạn chế ăn các loại quả có lượng đường lớn, đặc biệt là mít chín. Ăn những loại quả như vậy sẽ làm đường huyết tăng nhanh, tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu thực sự thích ăn những loại quả ngọt như mít thì chũng chỉ nên ăn 1-2 miếng nhỏ.
- Người bị bệnh gan nhiễm mỡ
Mít cung cấp nhiều năng lượng và lượng đường lớn. Ăn nhiều mít sẽ gây tích tụ mỡ trong gan. Điều này cực kỳ nguy hiểm với người gan nhiễm mỡ. Người mắc bệnh nên lựa chọn các loại trái cây ít đường như bưởi để thay thế.
- Người bị mụn nhọt hoặc nóng trong người
Theo Đông y, mít là loại trái cây tính nóng. Vì vậy, người đang bị mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong người không nên ăn loại quả này. Nên chọn các trái cây có tính mát và uống nhiều nước để tăng cường quá trình thanh lọc cơ thể, hạ nhiệt.
- Người bị bệnh thận mãn tính
Lượng kali trong mít khá cao. Người bị bệnh thận nạp nhiều kali vào cơ thể có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Chức năng thận suy yếu thì thận không thể loại bỏ kali dư thừa trong cơ thể. Nó gây ra tình tạng tích tụ kali trong máu, gây nguy hiểm cho tim mạch.
- Người có hệ tiêu hóa kém
Mít giàu chất xơ. Ăn nhiều mít cũng có thể gây đầy hơi, khó tiêu nếu ăn quá nhiều. Người có hệ tiêu hóa kém hoặc bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa tốt nhất nên hạn chế ăn mít.
Lưu ý khi ăn mít
Mít là loại quả ngon ngọt, hấp dẫn nhưng có chỉ số đường huyết cao. Vì vậy, để tránh tình trạng lượng đường trong máu tăng đột ngột và gây tăng cân, bạn chỉ nên ăn một lượng mít vừa phải. Hãy chọn mít tươi, hạn chế ăn các loại mít sấy, mít đóng hộp vì những sản phẩm này thường có thêm đường hoặc chất phụ gia không có lợi cho sức khỏe.
Trên đây là thông tin về những người không nên ăn mít. Nếu thuộc một trong những nhóm người này, dù yêu thích mít đến đâu, bạn cũng nên thận trọng khi ăn loại trái cây này để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây hại cho sức khỏe.
Tác giả: Nguyệt Tú
-
3 loại nước là 'vua rút cạn canxi, uống nhiều xương giòn, dễ gãy
-
2 bộ phận lợn quý ngang nhân sâm, tổ yến: Bí quyết chỉ người đi chợ sớm mới biết
-
Người bán tôm tiết lộ cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên chuẩn xác – ai cũng làm được
-
Ai không nên ăn quả mận?
-
Mùa hè, uống nước rau má hằng ngày để giải nhiệt có tốt không?