Yangyang (Trung Quốc) là một đứa trẻ rất hoạt bát và sôi nổi. Tuy nhiên, khi được hơn 1 tuổi, cô bé đã phải nhập viện và được chẩn đoán mắc ung thư. Lý giải về trường hợp đứa trẻ 1 tuổi đã mắc ung thư, các bác sĩ cho biết họ tìm thấy hàm lượng muối trong thận bé quá nhiều. Điều đó làm tăng gánh nặng cho thận dẫn tới bị ung thư.
Cũng theo chia sẻ từ cha mẹ của YangYang, ngay từ khoảng 5 tháng tuổi, cha mẹ đã bắt đầu bổ sung cho bé món cháo trứng gà mỗi ngày. Tuy nhiên, khi nêm nấu món cháo thấy nó quá nhạt nên bố mẹ bé đã cho thêm muối vào món ăn của bé. "Tôi nghĩ rằng muối là gia vị rất cần thiết cho cơ thể, giúp bé có đủ sức khỏe để chống chọi lại với bệnh tật", bố bé cho biết.
Thêm muối vào thức ăn dặm của trẻ còn nguy hại thế nào?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), ở bất cứ độ tuổi nào, con người cũng cần một lượng muối nhất định. Muối có công thức hóa học là NaCl, khi vào cơ thể tách ra thành Na và Cl. Cơ thể cần muối tức là cần Na (Natri).
Tuy nhiên, Natri không chỉ có trong những gia vị mặn như muối tinh, nước mắm, bột canh mà trong những thực phẩm tưởng rằng rất nhạt như gạo, ngô, sữa, thịt... đã có một hàm lượng Natri nhất định.
Tất nhiên, trẻ nhỏ cũng cần muối nhưng chỉ với hàm lượng rất nhỏ. Theo các tính toán thì trẻ dưới 12 tháng cần ít hơn 1g muối/ngày. Do đó, lượng muối có sẵn trong sữa mẹ, sữa bột và các thực phẩm tự nhiên đã đủ cho trẻ, gia đình không cần nêm thêm muối mỗi khi chế biến thức ăn dặm của trẻ nữa.
Với trẻ lớn hơn, từ 1-3 tuổi thì cũng phải cẩn thận khi thêm muối vì trong các thức ăn vặt, bánh, phomai... cũng đã có nhiều muối. Khi trẻ lớn hơn nữa đã ăn chung người lớn thì gia đình cũng nên tập thói quen không ăn mặn; các loại thức ăn vặt nên kiểm tra xem lượng muối trong đó nhiều hay ít.
Việc thêm muối có thể khiến trẻ ăn thừa muối so với nhu cầu, dễ ảnh hưởng đến thận. Đặc biệt, với trẻ khoảng 7 tháng tuổi, thận của trẻ rất non nớt và chưa hoàn thiện về mặt chức năng, việc dùng mắm, muối, có thể là gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, có thể gây ứ đọng muối, dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim...
Bên cạnh đó, khi dư thừa Natri, trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn vì làm mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng Natri dư thừa còn làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, không thuận lợi cho quá trình phát triển chiều cao của bé.
Cách bổ sung gia vị, dầu và thực đơn của bé
Muỗng dùng ước lượng dưới đây có kích thước: dài 4 cm, rộng 3 cm.
Trẻ dưới 1 tuổi
Cha mẹ không nên giới thiệu đường, muối, nước mắm, nước tương, bột nêm cho bé dưới 1 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ cần phát triển vị giác dựa trên vị tự nhiên của thực phẩm. Chúng giúp vị giác trẻ ổn định và dễ thích nghi ở giai đoạn sau.
Trường hợp bé đã dùng trên 40 ngày khó quay trở lại mức vị giác xuất phát (như vị sữa mẹ). Tuy nhiên, cha mẹ có thể "chữa cháy" cho tình trạng này bằng một số cách sau:
- Bạn chỉ thêm gia vị vào giai đoạn ướp của thịt heo, bò, thịt gà, cá (thịt cá chiên không cần). Lượng gia vị sử dụng là 1/2 muỗng trên 200 g thịt sống, ướp không quá 30 phút. Rau củ quả không nên thêm gia vị.
- Sử dụng muối giả từ thực vật.
- Tiêu: Dùng 1/3 muỗng/ngày (chỉ dùng cho trẻ trên 10 tháng)
- Hành, tỏi: 1 muỗng/ngày (chỉ dùng cho trẻ trên 10 tháng)
- Rau thơm các loại: 1 muỗng/ngày
- Trẻ từ 6 tháng đến hết 6 tháng tuổi nên ưu tiên dùng dầu oliu (loại virgin/extra virgin) hoặc dầu hướng dương 100%, chỉ cần 1/2-1 muỗng cà phê/ngày, không quá 4 ngày/tuần.
- Trẻ từ 7- 12 tháng: Bé có thể dùng các loại dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương (không cần 100% thành phần), dầu óc chó... Liều dùng 1-2 muỗng/ngày, không quá 4 ngày/tuần. Bạn nên chọn một loại dầu ở trên hoặc kết hợp nhiều nhất là hai loại.
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi
- Muối, đường, bột nêm: 1/2 muỗng/ngày
- Mước mắm, nước tương: 1 muỗng/ngày
- Hạt tiêu: 1/3 muỗng/ngày
- Hành, tỏi: 1 muỗng/ngày
- Rau thơm các loại: 1 muỗng/ngày
- Mật ong: 1 muỗng/ngày (nếu cần)
Đặc biệt, vị giác của trẻ rất nhạy nếu bạn cho bé ăn thêm muối từ sớm thì lớn hơn chút nữa, trẻ có nguy cơ ăn mặn hơn bình thường. Đây là yếu tố dẫn đến các bệnh trong tương lai của trẻ như tăng huyết áp, ung thư, suy thận...
Tác giả: