Tác dụng của việc ăn gừng ngâm giấm
Gừng và giấm là hai loại gia vị thường được sử dụng trong nấu ăn. Khi kết hợp hai thứ này với nhau, bạn có thể nhận được nhiều lợi ích về mặt sức khỏe.
Trong Đông y, giấm có vị chua, đắng, tính ấm, tác dụng sát trùng, cầm máu, tán ứ, tiêu thực, giải độc. Giấm có thể dùng riêng hoặc dùng để sao tẩm, phối hợp với các thực phẩm thông dụng khác để phòng và trị bệnh (theo thông tin trong bài viết của ThS Hoàng Khánh Toàn trên Báo Sức khỏe & Đời sống).
Trong khi đó, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh là phế, tỳ, vị; tác dụng làm ấm dạ dày, tiêu nước, cầm mửa, tán hàn giải biểu, làm dịu cơn ho, tiêu đàm, giải độc...
Sự kết hợp của gừng và giấm sẽ có thể giúp cải thiện sức khỏe.
- Cải thiện tiêu hóa, làm ấm dạ dày, ấm bụng
Gừng là thực phẩm có tính ấm, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, giúp làm ấm dạ dày, giúp giảm tình trạng đầy hơi, nấc cụt cũng như các triệu chứng khó chịu khác ở đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, giấm và gừng có thể kích thích axit dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột, giúp tăng lưu lượng máu đến dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa. Gừng có chứa chất gingerol có thể kích thích các đây thần kinh vị giác của lưỡi, giúp khai vị, bổ tì, tăng cảm giác thèm ăn.
- Giảm viêm khớp
Chất gingerol trong gừng có tác dụng kích thích mạch máu, tăng tốc độ lưu thông máu, giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu. Thường xuyên ăn gừng ngâm giấm có thể giúp giảm các triệu chứng sưng khớp, đau do viêm khớp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng gừng ngâm giấm để xoa bóp ngoài da, giúp giảm đau.
- Làm chậm lão hóa
Chất gingerol trong gừng giúp cơ thể sản sinh ra các chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do, giúp trì hoãn lão hóa. Ngoài ra, món gừng ngâm giấm còn chứa một số axit amin, men vi sinh giúp thúc đẩy việc trao đổi chất trong cơ thể.
- Giảm ho, giảm đờm
Sử dụng gừng ngâm giấm là một cách hiệu quả trong việc giảm ho, giảm đờm, làm dịu cổ họng.
Cách làm gừng ngâm giấm
Bạn cần chuẩn bị 3-4 củ gừng, 200ml giấm. Gừng rửa sạch bùn đất rồi để ráo nước hoặc dùng khăn thấm thật khô. Sau đó, thái gừng thành các lát mỏng.
Cho gừng vào lọ thủy tinh và đổ ngập giấm (lượng gừng và giấm có thể gia giảm tùy theo nhu cầu sử dụng).
Đậy nắp lọ và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc để trong tủ lạnh.
Khoảng 1 tuần sau là có thể sử dụng.
Lưu ý khi ăn gừng ngâm giấm
Mỗi lần sử dụng chỉ nên ăn 2-3 lát gừng ngâm giấm.
Người bị nóng trong, hay lở miệng, táo bón, người mắc bệnh gan, phụ nữ mang thai... nên tránh sử dụng món này vì có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Thời điểm tốt nhất để ăn gừng ngâm giấm là vào buổi sáng. Bạn có thể ăn kèm trong bữa sáng để nhận được những lợi ích cho sức khỏe, tốt co tiêu hóa, thúc đẩy tuần hoàn máu.
Tác giả: Thanh Huyền
-
7 thực phẩm màu trắng tốt cho sức khỏe: Đặc biệt loại thứ 2
-
Cảnh báo: Stress và thức khuya làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
-
10 cách sống đúng đắn nhất giúp bạn hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn...
-
Trí nhớ ‘cá vàng’: Tại sao người trẻ tuổi càng ngày càng hay quên?
-
Người bán cá tiết lộ: Mùa thu hạn chế ăn 4 loại cá này vì chứa cực nhiều kim loại nặng