Lẩu hải sản không ăn cà chua khoai lang
Trong khi ăn lẩu hải sản bạn không nên kết hợp với những loại rau củ chứa nhiều vitamin C, thường có trong cà chua, khoai lang, bởi vì asen pentavenlent có trong hải sản này sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide – người ta thường gọi bằng tên dễ hiểu thạch tín có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu ăn nhiều có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Không cho giá đỗ vào ăn cùng lẩu
Trong thành phần dinh dưỡng của giá đỗ mặc dù ăn mát và có nhiều dinh dưỡng nhưng bạn không nên cho vào làm rau ăn lẩu. Bởi vì giá đỗ thường được làm ở nhiệt độ 30 – 35 độ C, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển dễ gây bệnh cho bạn. Ngoài ra, khi giá đỗ nếu không rửa sạch sẽ dễ bị nhiễm vi sinh vật không tốt cho cơ thể con người.
Không ăn cần tây khoai tây với lẩu riêu cua
Trong thành phần của lẩu riêu cua có chất kỵ với khoai tậy, cần tây. Nêu kết hợp lại sẽ dễ làm ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể. Nếu bạn ăn chung khoai tây với lẩu riêu cua dê gây sỏi thận.
Ăn lẩu gà không dùng rau kinh giới
Khi bạn ăn lẩu gà đừng bao giờ cho rau kinh giới, bởi hai loại này kỵ với nhau. Nếu ăn chung sẽ gây chứng bệnh khó tiêu chượng bụng không tốt cho sức khỏe của bạn. Nguyên nhân là trong Đông y thịt gà thuộc tính hàn, còn rau kinh giới thính nấu khi kết hợp lại dễ gây ứ huyết cho người sử dụng.
Ăn lẩu bò không cho rau mồng tơi
Nếu bạn ăn lẩu bò thì tuyệt đối không nên dùng với rau mùng tơi bởi chúng rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Một số loại rau lành tính có thể sử dụng để ăn lẩu
Lẩu gà nên ăn kèm với ngải cứu, rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, nấm... Sự kết hợp này tạo thành một bài thuốc tốt cho sức khỏe.
Lẩu riêu nên ăn kèm với rau chuối, hoa chuối, rau muống và một số loại rau sống khác.
Lẩu bò có thể ăn rau cải, rau muống, hoặc những loại rau trung tính khác sẽ dễ tiêu hóa hơn rất nhiều.
Tác giả: