Anh chị em ruột thịt một nhà: 3 hành vi này còn đáng sợ hơn tranh giành tài sản

( PHUNUTODAY ) - Anh em ruột thịt trong nhà mà có những hành vi này rất nguy hại, tồi tệ hơn cả việc tranh giành tài sản.

So sánh và ganh đua quá mức

Anh chi em ganh đua nhau cùng phát triển không phải là cái xấu nhưng ganh đua, đố kỵ nhau, so sánh quá đà thì rất nguy hiểm. Nguyên nhân sâu xa có thể do kỳ vọng và so sánh vô hình của cha mẹ, hoặc áp lực từ định nghĩa thành công của xã hội.

Khi anh em trong nhà coi nhau là đối thủ, bất chấp tình thân thì thật sự vô phương cứu chữa. Người này thành công lại trở thành cái gai trong lòng người khác, điều này ảnh hưởng đến tinh thần và khiến anh em ngày càng xa cách.

Để không xảy ra điều này anh chị em cần học cách trân trọng và ủng hộ thành công của nhau, nỗ lực phấn đấu, họ sẽ thấy được giá trị của bản thân, đồng thời cảm nhận được sự yêu thương và ủng hộ của gia đình, như thế tình cảm mới càng bền chặt.

So sánh và ganh đua quá mức

Nói xấu sau lưng nhau

Nói xấu sau lưng là một hành vi hủy hoại mối quan hệ anh chị em một cách âm thầm nhưng quyết liệt. Những lời nói cay độc ấy sẽ để lại vết thương sâu sắc, làm tổn thương mối quan hệ và rất khó hàn gắn. Nói xấu sau lưng sẽ khiến anh em mâu thuẫn không đáng có, rạn nứt tình cảm gia đình vốn dĩ bền chặt.

Việc nói xấu thường xuất phát từ tâm lý ghen tị, bất mãn hoặc những hiểu lầm còn khúc mắc. Để thay đổi, mỗi người cần tự có sự nhận thức và thay đổi, cả gia đình cần vun đắp niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau, khuyến khích giao tiếp cởi mở, chân thành.

Nếu có khúc mắc nên ngồi lại với nhau để nói cho rõ ràng, không nên để trong lòng rồi suy nghĩ, sinh tức tối và thù hận.

Nói xấu sau lưng nhau

Chiến tranh lạnh kéo dài

Chiến tranh lạnh cực kỳ nguy hiểm, nó có tính sát thương rất lớn, khiến mối quan hệ anh chị em dần phai nhạt trong sự im lặng. Chiến tranh lạnh khiến tình cảm ngày càng xa cách, an hem lạnh lẽo quá người dưng.

Nguyên nhân của chiến tranh lạnh thường là do mâu thuẫn, hiểu lầm chưa được giải quyết, nhưng không đối diện mà cả hai âm thầm chịu đựng. Do họ sợ đối mặt với xung đột hoặc cảm thấy bất lực nên chọn cách né tránh, tạo ra sự xa cách không gây suy yếu tình cảm gia đình.

Để giải quyết chuyện này, anh em nên ngồi xuống đối diện với nhau. Chỉ khi cả hai bên thể hiện sự chân thành và kiên nhẫn, mới có thể hiểu được quan điểm và cảm xúc của nhau, xây dựng lại cầu nối tình cảm bị rạn nứt.

Tác giả: Thạch Thảo