Tại sao bà bầu bị táo bón?
Táo bón là nỗi ám ảnh mà không một ai muốn gặp phải, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó như cơ địa hay thói quen ăn uống không khoa học, các chị em lại khiến triệu chứng này trở thành người bạn đồng hành bất đắc dĩ trong thai kỳ. Bà bầu bị táo bón có nên rặn trở thành mối quan tâm hàng đầu.
Sự thay đổi về lượng hoóc-môn là nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón khi mang thai. Vì trong thai kỳ, mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hoóc-môn giới tính để hỗ trợ việc thả lỏng các cơ và tăng cường sự phát triển của thai nhi. Hiện tượng này lại mang đến tác động không mong muốn lên đường ruột, tạo sự khó khăn trong việc đào thải các chất dư thừa qua hậu môn và dẫn đến tình trạng táo bón.
Thêm vào đó, vì sự phát triển của thai nhi về kích thước đã vô tình tạo áp lực lên vùng xương chậu nên khiến các mẹ đi tiêu khó hơn. Đồng thời, việc tăng cân nhanh và ít vận động cơ thể cũng là những thủ phạm khiến táo bón trở thành người bạn đồng hành bất đắc dĩ trong suốt thai kỳ.
Cũng chính sự thay đổi về lượng hoóc-môn khiến vị giác của mẹ bầu cũng có chút khác. Một số chị em có xu hướng ăn các món chứa nhiều chất sắt, protein và nạp ít chất xơ, nước cho cơ thể. Chế độ ăn uống không lành mạnh này sẽ làm đường ruột quá tải, dẫn đến việc không đào thải kịp và gây nên triệu chứng táo bón ở mẹ bầu.
Tác hại của táo bón với bà bầu
- Táo bón tưởng là chuyện nhỏ mà không nhỏ chút nào nếu mẹ chủ quan không điều trị kịp thời. Khi táo bón mới xuất hiện, mẹ có thể cảm thấy rất khó chịu ở vùng bụng như đầy bụng, đau bụng, tức bụng,… do phân không được thải ra ngoài, tích tụ tại ruột già khiến mẹ bị chướng bụng.
- Từ khó chịu vùng bụng, hầu hết mẹ bầu đều cảm thấy chán hoặc sợ ăn vì lo lắng tình trạng táo bón sẽ kéo dài hơn, kéo theo đó là tinh thần sa sút, mệt mỏi, suy nhược cơ thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi.
- Đặc biệt, khi bị táo bón, những chất độc hại tích tụ trong ruột già vì không được thải ra ngoài sẽ hấp thụ lại cơ thể của mẹ, truyền sang thai nhi khiến thai nhi cũng bị nhiễm độc, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của thai nhi, lúc này, thai nhi cũng có thể sẽ bị còi xương, chậm phát triển… Ngoài ra, trong quá trình bị táo bón, mẹ thường xuyên phải rặn nên rất dễ dẫn đến sẩy thai, vì khi rặn, tử cung mẹ cũng co bóp mạnh khiến sự an toàn của thai nhi bị báo động, nhất là mẹ mới mang bầu trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối.
- Nếu mẹ để tình trạng táo bón kéo dài thì sẽ dẫn tới bệnh trĩ và ung thư đại tràng rất nguy hiểm.
- Với những tác hại nguy hiểm trên, mẹ cần phải tìm cách khắc phục tình trạng dai dẳng này để cơ thể khỏe mạnh cũng như đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho thai nhi.
Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?
Lời khuyên cho bạn là không nên rặn vì hành động này sẽ kích thích các cơn co tử cung, dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non hay các biến chứng nguy hiểm khác. Hơn thế nữa, nếu mẹ rặn nhiều sẽ làm hậu môn dễ bị nứt, gây ra hiện tượng nhiễm trùng hậu môn, là tiền đề của bệnh trĩ và ung thư đại tràng.
Nếu mẹ bầu bị táo bón mà rặn mạnh sẽ kích thích các cơ co tử cung. Điều này rất dễ dẫn đến sảy thai vào những tháng đầu hoặc sinh non vào những tháng cuối thai kì.
Bên cạnh đó, việc cố rặn để đẩy khối phân cứng ra ngoài có thể dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn – một dạng viêm hậu môn. Nứt hậu môn thường đi kèm theo triệu chứng đi cầu ra máu, tuy nhiên lượng máu không nhiều, có thể xuất hiện trong phân hoặc trên giấy chùi.
Bà bầu bị táo bón nặng nên làm gì?
Khi mang thai, do sự phát triển của thai nhi đã vô tình tạo nên áp lực lên vùng chậu của mẹ bầu. Hiện tượng này dẫn đến việc bạn phải tăng số lần tiểu tiện. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống ít nước hơn vì sẽ làm triệu chứng táo bón khó thuyên giảm.
Do đó, uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày không chỉ giúp cung cấp độ ẩm cho da mà còn xoa dịu những cơn táo bón. Các mẹ nên uống 1 ly nước vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm mật ong hoặc sữa tươi nóng, có tác dụng nhuận tràng rất tốt.
Hơn thế nữa, một chế độ ăn uống khoa học vừa giúp bạn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể vừa là trợ thủ đắc lực để đẩy lùi các cơn táo bón. Mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn và hạn chế dùng các món ăn quá cay hay quá nóng. Đồng thời, việc giảm các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và sắt sẽ là bí quyết giúp các mẹ cải thiện triệu chứng táo bón.
Tác giả: