Bạn có sẵn sàng giúp đỡ người khác?
Bạn có thực sự muôn giúp đỡ người khác hay chẳng qua là bạn bắt buộc phải làm? Để có thể tìm hiểu một cách rõ nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nào!
Bạn có sẵn sàng giúp đỡ người khác?
Để có thể đo được độ sẵn sàng giúp đỡ người khác của bạn đến đâu, hãy cùng chúng tôi tưởng tưởng: Bạn bị lạc trong một cái hang sâu tối đen và đang cố để tìm đường ra. Một con dơi bay tới và thì thầm vào tai bạn:
1. Tôi biết đường ra đấy.
2. Hãy để tôi chỉ cho bạn đường ra.
3. Cứ tiếp tục tìm đường đi.
4. Ngươi sẽ không bao giờ tìm thấy đường ra đâu.
Chúng ta cùng giải đáp các kết quả nào!
Bạn có biết, con dơi ở đây là hình ảnh thể hiện cho sự giúp đỡ khi ai đó gặp khó khăn. Bằng cách tưởng tượng những lời con dơi sẽ nói, sẽ cho thấy cách bạn ứng xử khi người khác cần sự giúp đỡ.
Nếu bạn chọn số 1:
Bạn có vẻ là người cái gì cũng biết, bạn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Nhưng đôi khi, bạn nhiệt tình tới mức sẵn sàng can thiệp vào chuyện của người khác dù họ không cần sự giúp đỡ của bạn.
Nếu bạn chọn số 2:
Bạn có một trái tim nhân hậu và là hình mẫu tốt cho mọi người. Mọi người có thể cảm thấy tấm lòng tốt đẹp và sự quan tâm của bạn. Bạn luôn ở bên để động viên họ.
Nếu bạn chọn số 3:
Bạn luôn giữ một khoảng cách nhất định với mọi người. Không phải bạn là người hẹp hòi, không muốn giúp đỡ mọi người mà bởi, bạn muốn mọi người tự tìm ra con đường cho chính mình từ những lời khuyên của bạn.
Nếu bạn chọn số 4:
Khi bạn thấy ai đó gặp khó khăn, bản năng sẽ khiến bạn mặc kệ họ. Thấy hả hê với những thất vọng của người khác không phải là điều tốt đẹp đâu.
Những lợi ích của việc giúp đỡ người khác
Giúp bạn tự bảo vệ mình tránh khỏi trầm cảm
+ Bạn có biết, khi bạn làm tình nguyện, những kết nối xã hội, mối tương tác và hợp tác là một phần của cuộc giao tiếp. Bằng cách hợp tác làm việc với những người khác, bạn sẽ không chỉ đang rèn luyện các “cơ” thần kinh và đánh bóng kỹ năng giao tiếp của mình, mà còn có thể mở rộng mối quan hệ xã hội – không chỉ là các mối quan hệ ngoài đời thực.
Giúp bạn chống khỏi bệnh tật
+ Sự vị tha thường được thấy ở các tình nguyện viên luôn nhiệt tình, phấn chấn. Đối với nhiều người, thực hiện hành vi từ thiện, làm tình nguyện hoặc thậm chí chỉ đơn giản là viết một tấm séc để hỗ trợ một lý do chính đáng, có thể kích thích giải phóng hormone oxytocin vào máu giúp tạo cảm giác tốt đẹp.
+ Nói cách khác, hoạt động tình nguyện là khoảng thời gian tốt đẹp dành cho bạn và để hỗ trợ cho những người cần sự giúp đỡ – mọi người đều nhận được ích lợi.
Bạn sống tốt hơn, khỏe mạnh hơn và lâu hơn
+ Mặc dù chưa có hiểu biết đầy đủ về cơ chế chính xác, song các nghiên cứu gần đây chỉ ra một vài điều rất thú vị, nâng cao sức khỏe là một trong những “tác dụng phụ” của việc cho đi. Những “tác dụng phụ” đứng đầu danh sách là: tỷ lệ tử vong thấp hơn và giảm nguy cơ gặp các vấn đề về huyết áp.
+ Các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thấy sự suy giảm các triệu chứng của bệnh tim và các cơn đau mãn tính, cũng như nồng độ globulin miễn dịch A tăng cao (nhờ vậy giúp tăng cường chức năng miễn dịch).
+ Tâm trạng của bạn sẽ luôn vui vẻ, thoải mái
+ Cảm giác hạnh phúc, tươi đẹp, ít căng thẳng, sức khỏe thể chất tốt hơn và niềm hy vọng đã đến “tay trong tay” cùng với hoạt động tình nguyện, đồng thời họ còn có giấc ngủ tốt hơn và giảm các cơn đau mãn tính – làm việc tốt cho người khác là một hoạt động đặc biệt đem lại lợi ích sức khỏe cho người cao niên.
+ Ngược lại, nếu bạn không tham gia các hoạt động khiến bạn thêm stress, những hoạt động trở thành nhiệm vụ khó chịu, hoặc bắt đầu thiêu cháy bạn. Nếu lòng vị tha đi quá xa, bạn sẽ đánh mất đi các tác dụng phụ tích cực và có khả năng làm suy yếu sức khỏe của bản thân – vì vậy hãy nhớ luôn để lòng tốt đồng hành với lý trí, để cả người cho và người nhận đều nhận được điều tốt nhất.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh