Vì sao nên để nước cam trong tủ lạnh rồi mới uống?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Seville, để nước cam trong tủ lạnh cho đông lạnh sẽ có tác động đến chất chống oxy hóa trong nó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ thể có thể hấp thụ nhiều chất chống oxy hóa của từ nước ép đông lạnh hơn so với nước trái cây tươi hoặc tiệt trùng.
Khi nước cam được để đông lạnh và tan băng, các dưỡng chất trong nước cam được chia nhỏ hơn nên giúp cho ruột dễ hấp thụ hơn. Những hạt này, được gọi là carotenoids, được cho là có đặc tính chống ung thư, có thể chuyển đổi thành vitamin A, và có lợi ích chống viêm cũng như tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim.
Nghiên cứu tập trung vào những gì các nhà khoa học gọi là khả năng tiếp cận sinh học của các chất chống oxy hóa - những chất được hấp thụ từ thức ăn vào máu qua ruột. Hấp thu vào máu và tích tụ trong các cơ quan và mô là cách mà các chất chống oxy hóa tác động tích cực đến cơ thể chúng ta.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong quá trình đóng băng, các chất chống oxy hóa - các carotenoids - trở nên dễ tiếp cận hơn. "Mặc dù sau khi được rã đông, số lượng carotenoids trong nước cam ít đi một chút nhưng những gì còn lại có thể được dễ dàng được cơ thể hấp thụ, có nghĩa là có hiệu quả tích cực về tổng thể", Paula Mapelli, tác giả cuộc nghiên cứu cho biết.
Có nhiều chất chống oxy hóa trong nước trái cây tươi nhưng chúng có thể khó hấp thụ hơn
Kết quả cho thấy việc thanh trùng - làm nóng chất lỏng để tiêu diệt vi khuẩn - làm cho carotenoids bị thoái hóa nhiều nhất và cũng làm thay đổi màu sắc của nước ép. Các nhà nghiên cứu cho biết mức độ chất chống oxy hóa đạt mức cao nhất trong nước trái cây tươi nhưng chúng có thể không dễ hấp thu.
Antonio Meléndez, giảng viên dược phẩm tại trường đại học Seville, nói thêm: "Người tiêu dùng có xu hướng nghĩ rằng nước ép được xử lý ít lành mạnh hơn so với nước quả tươi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, nó đã được chứng minh khác, ít nhất là liên quan đến chất lượng của chất carotenoids tác động tới máu và mô để bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật, điều này không phải lúc nào cũng đúng".
Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu đại học Seville được công bố trên Journal of Functional Foods (Tạp chí Thực phẩm chức năng) và họ đã dùng giống cam Pinalate không biến đổi gen. Họ đã tập trung kiểm tra các chất carotenoids phytoene và phytofluene - những chất cũng có nhiều trong cà chua.
Lợi ích sức khỏe của cam và các loại trái cây có múi
Trong khi hầu hết chúng ta vẫn chỉ nghĩ được rằng cam có hàm lượng vitamin C cao nên tốt cho sức khỏe, đặc biệt là ngăn chặn cảm lạnh thì các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng loại quả này thực sự còn có thể giúp ngăn ngừa một loạt các bệnh khác nữa.
- Ung thư: Nghiên cứu của tổ chức Australia's Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation (Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung của Úc) cho rằng ăn trái cây có múi có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng, thanh quản và dạ dày tới 50%. Đó là vì trái cây cam quýt bảo vệ cơ thể thông qua các đặc tính chống oxy hóa của chúng và bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch, ức chế sự phát triển khối u và bình thường hóa các tế bào khối u.
- Phòng ngừa đột quỵ: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, uống hai ly nước cam mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ và những người không có đủ vitamin C mỗi ngày có khả năng đột quỵ cao hơn 30% so với những người hay uống nước cam. Những kết quả này cho thấy chất chống oxy hóa flavanon trong trái cây có múi có thể là một thành phần bảo vệ tim mạch.
- Phòng ngừa chứng mất trí: Theo một nghiên cứu của 13.000 người bởi Đại học London và Đại học Liverpool, ăn trái cây có múi có thể làm giảm nguy cơ phát triển thoái hóa não không thể chữa trị đến 25%.
Tác giả: