Trẻ nhỏ cần được theo dõi và có những chế độ dinh dưỡng hợp lí, nhất là trẻ trong giai đoạn từ 0-10 tuổi. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam chuẩn WHO dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn từ sơ sinh 0 tuổi đến 10 tuổi ở cả bé trai và bé gái.
Hướng dẫn tra cứu chiều cao cân nặng: Có 3 cột chính là cột “Bé trai” ” Tháng tuổi” ” Bé gái” mẹ gióng theo hàng “Tháng tuổi” sang cột giới tính của con. Nếu chiều cao và cân nặng đang ở cột
– TB: Đạt chuẩn trung bình
– Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi
– Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)
Thông tin về giai đoạn phát chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinhVới trẻ sơ sinh đủ tháng, cân nặng sẽ dao động trong khoảng 3,2 đến 3,8 kg, chiều cao khoảng 50 đến 53. Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên thường xuyên kiểm tra chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ đến hết 12 tháng sau sinh.
Trong giai đoạn từ 1-12 tháng đầu, bé trai có xu hướng nặng cân và cao hơn so với các bé gái. Điều này rất bình thường. Mẹ không cần quá lo nhé!
Tốc độ tăng trưởng của bé tăng rất nhanh trong năm đầu tiên. Chiều caocủa trẻ có thể tăng trung bình 2,5cm/ tháng trong 6 tháng đầu, và 1,5cm/ tháng trong 6 tháng tiếp theo. Tuy nhiên, trong năm thứ 2 và thứ 3, tốc độ này sẽ có xu hướng chậm lại.
Trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức có mức tăng trưởng như nhau trong những tháng đầu đời. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 trở đi, các bé uống sữa công thức thường có mức tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa sữa công thức tốt hơn sữa mẹ đâu.
Nguyên tắc cơ bản của các chỉ số tăng trưởng chiều cao
Em bé mới sinh dài trung bình 50cm. Chiều cao của bé phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên. Từ 1-6 tháng, mức tăng trung bình hàng tháng là 2,5 cm, 7-12 tháng tăng 1,5 cm/ tháng. Năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chiều dài của em bé bắt đầu chậm lại, tốc độ tăng trưởng mỗi năm chỉ được 10-12 cm. Từ 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của bé tăng bình quân 6-7 cm mỗi năm.
Tác giả: