Bảng chuẩn chiều cao cân nặng cho thai nhi mẹ bầu cần biết

( PHUNUTODAY ) - Nếu mẹ lo lắng bé cưng có đang phát triển tốt hay không, hãy so sánh với bảng cân nặng thai nhi chuẩn dưới đây nhé!

 Bé yêu trong bụng đã lớn như thế nào, nặng bao nhiêu,... là điều mẹ bầu nào cũng quan tâm. Nhưng ngay cả khi đi siêu âm về rồi, biết được cân nặng của bé rồi mẹ cũng vẫn băn khoăn không biết con có bị nhẹ cân quá không, có phát triển tốt không?... Mẹ là thế, luôn luôn lo lắng cho bé từng ngày. Thế nên, để có thể yên tâm hơn, mẹ hãy tham khảo bảng cân nặng thai nhi dưới đây nhé! Mẹ sẽ biết được mỗi tuần bé nặng bao nhiêu là đúng chuẩn.

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi

Ghi chú: Bảng trên được tính theo mức trung bình, nghĩa là bé có thể lớn/nhỏ hơn so với số liệu trong bảng. Ngoài ra, về chỉ số chiều dài: Từ tuần 8 - 20 là chiều dài được đo từ đầu đến mông bé (do chân bé lúc này vẫn đang cuộn tròn cùng cơ thể nên rất khó để đo) và từ tuần 21 - 40 là chiều dài đo từ đầu đến chân.

Mức tăng cân chuẩn cho bà bầu

Ngoài bảng cân nặng thai nhi trên, mẹ cũng nên tham khảo mức tăng cân chuẩn cho bà bầu bởi người mẹ khỏe mạnh, tăng cân vừa đủ thì em bé mới phát triển tốt nhất được.

Thông thường, mức tăng cân bình thường của bà bầu được tính dựa vào chỉ số BMI - chỉ số khối cơ thể theo công thức:

BMI = trọng lượng/(chiều cao)2

Đối với các mẹ bầu có cân nặng, chiều cao trung bình (trước khi mang thai) - tức là chỉ số khối cơ thể (BMI) dao động trong khoảng 18,5 - 24,9 thì nên tăng khoảng 9 - 12kg trong cả thai kì và chia theo các giai đoạn như sau:

+ Thai kì đầu: 1,5 - 2kg (trong 3 tháng)

+ Thai kì giữa và cuối: 1 - 2kg/tháng.

- Đối với mẹ mang thai đôi, mức tăng cân có thể dao động từ 16 - 20kg.

- Đối với những mẹ bầu thừa cân thì mức tăng ít hơn, khoảng 1kg/thai kì thứ nhất và những tuần sau đó chỉ nên tăng khoảng 200 - 300g/tuần.

- Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg/thai kì đầu và khoảng 500 - 600g/mỗi tuần sau đó.

Theo những chỉ số này, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, đủ chất, tránh tăng cân quá nhiều/quá ít đều có thể gây ảnh hưởng không tốt tới bản thân và em bé trong bụng, điển hình là bệnh tiểu đường, sinh non, khó sinh do thai to, thai chậm phát triển,...

Tác giả:

Tin nên đọc