Biểu giá điện sinh hoạt 6 bậc mới nhất
Theo Thông tư 16/2014/TT-BCT, giá bán lẻ điện sinh hoạt áp dụng với hộ sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt có hợp đồng mua bán điện trực tiếp với bên bán điện.
Ngày 4/5/2023, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1062/QĐ-BCT quy định giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán điện cho các đơn vị bán lẻ điện.
Theo đó, giá bán điện đối với nhóm khách hàng sinh hoạt được chia thành 6 bậc, nguyên tắc là càng dùng nhiều thì giá điện càng cao.
Cụ thể:
Bậc 1: Áp dụng cho kWh từ 0 - 50 có giá thấp nhất là 1.728 đồng/kWh (giá cũ là 1.678 đồng).
Bậc 2: Áp dụng cho kWh từ 51 - 100 có giá là 1.786 đồng/kWh (giá cũ là 1.734 đồng).
Bậc 3: Áp dụng cho kWh từ 101 - 200 có giá là 2.074 đồng/kWh (giá cũ là 2.014 đồng).
Bậc 4: Áp dụng cho kWh từ 201 - 300 có giá là 2.612 đồng/kWh (giá cũ là 2.536 đồng).
Bậc 5: Áp dụng cho kWh từ 301 - 400 có giá là 2.919 đồng/kWh (giá cũ là 2.834 đồng).
Bậc 6: Áp dụng cho kWh từ 401 trở lên có giá là 3.015 đồng/kWh (giá cũ là 2.927 đồng).
Tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 4/5/2023
Căn cứ Quyết định 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Căn cứ Công văn 304/BCT-ĐTĐL ngày 27/4/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4 tháng 5 năm 2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân trước đây.
Theo EVN, với mức tăng 3%, số tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50 kWh/tháng là 2.500 đồng/hộ.
Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 100 kWh/tháng là 5.100 đồng/hộ.
Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ.
Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 300 kWh/tháng là 18.700 đồng/hộ.
Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 400 kWh/tháng là 27.200 đồng/hộ.
Giá bán lẻ điện sinh hoạt trong trường hợp cho sinh viên, người lao động thuê nhà
Thông tư 16/2014/TT-BCT (được sửa đổi bởi Thông tư 09/2023/TT-BCT) có quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt cho đối tượng là sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê không phải là một hộ gia đình):
- Trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện) thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);
- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện; cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Cụ thể như sau: 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.
Bên bán điện được phép yêu cầu bên mua điện cung cấp Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện để làm căn cứ xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Những quyền lợi mà người bệnh được hưởng khi tham gia BHYT 5 năm liên tục?
-
Lỡ chuyển khoản nhầm, làm ngay việc này để lấy lại tiền nhanh chóng
-
Có 1 nút nhỏ ở góc điện thoại: Kiểm tra ngay xem bạn có đang bị kẻ gian theo dõi?
-
2 khoản “vốn” cần tích trữ khi về già: Ai có tha hồ sống hưởng an nhàn
-
9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Thu nhập 9 con số, đủ sức mua nhà sắm xe