Bầu 3 tháng cuối có nên đi bơi không?
Để giúp các mẹ bầu giải đáp được những thắc mắc khi không biết trong 3 tháng cuối mẹ bầu có nên đi bơi hay không, thì các mẹ đừng bỏ sót những thông tin ngay dưới đây ngay thôi nao!
Bầu 3 tháng cuối có nên đi bơi không?
Lợi ích của bơi lội trong thời kỳ mang thai
+ Giảm thiểu tối đa các chấn thương từ môn thể thao gây ra
Đối với bơi lội, nguy cơ bị chấn thương đối với các mẹ bầu khi bơi là rất thấp so với các môn thể thao khác..
Như đã nói ở trên, bơi lội được đánh giá là một trong những hình thức luyện tập an toàn nhất. Nếu bạn đã thường xuyên đi bơi trước khi mang thai, thì trong thai kỳ, bạn vẫn có thể tiếp tục mà không cần phải thay đổi nhiều.
Lưu ý, mẹ bầu nên bắt đầu một cách thật chậm rãi, cử động một cách thoải mái từ từ trong quá trình khởi động và kết thúc, và luôn nhớ rằng không được làm quá sức mình.
+ Tốt cho hệ tim mạch
Bơi lội là môn thể thao lý tưởng vì nó tác động lên cả 2 vùng cơ chính của cơ thể (tay và chân). Mặc dù chỉ tác động nhẹ nhàng nhưng bơi rất có lợi cho hệ tim mạch và khiến phụ nữ mang thai có được cảm giác không trọng lượng khi mà cơ thể đang dần tăng cân.
+ Luôn giữ lượng nước cân bằng trong cơ thể
Khi bạn ở dưới dưới nước luôn nhớ phải giữ cân bằng lượng nước trong cơ thể. Dù chưa có một hướng dẫn rất cụ thể, tuy nhiên các bà bầu cũng nên uống một cốc nước (khoảng 220ml) trước khi bắt đầu bơi, sau mỗi 20 phút bơi lại uống 1 cốc như vậy, và một cốc sau khi bơi xong.
Trong thời tiết nóng ẩm, mẹ bầu có thể uống nhiều hơn.
Lời khuyên cho các bà bầu ở 3 tháng cuối
Môi trường nước sẽ hỗ trợ khớp và dây chằng của mẹ bầu khi bơi, ngăn ngừa chấn thương và cũng giúp mẹ bầu cảm thấy mát mẻ.
Đối với tư thế bơi thì kiểu bơi ếch đặc biệt có lợi trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bởi vì nó giúp thư giãn và cân bằng các cơ ở vùng ngực và vùng lưng. Đây là hai vùng thường bị lệch do những thay đổi trong quá trình mang thai. Vậy nên các mẹ bầu cũng nên chú ý nhé!
Bầu 3 tháng cuối có nên đi bơi không?
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu mang thai 3 tháng cuối của thai kỳ
+ Luôn uống và bổ sung đủ nước cho cơ thể.
+ Tuyệt đối không bỏ bữa, cách khoảng 4 giờ phải có một bữa ăn.
+ Phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với yêu cầu tăng cân, tránh tăng quá nhiều hoặc tránh để thai nhi thiếu chất, kém phát triển, ảnh hưởng trí não.
+ Bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể:
Ăn đầy đủ các chất, chế độ dinh dưỡng phong phú. Ngoài ra, nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, axit folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten… Mỗi ngày, bạn phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.550 kcal như 3 tháng giữa, tuy nhiên, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa…
+ Quan trọng nhất là đừng bỏ quên lượng axit béo vì chất này rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng không nên quên rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn đấy nhé!
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu nhé!
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh