Bé 10 tuổi tử vong do bị kiến ba khoang cắn mà không biết sơ cứu và lời cảnh báo của bác sĩ

( PHUNUTODAY ) - Trường hợp của bé N.K.L 10 tuổi quê ở Hà Nội đã chết vào đúng ngày 29 Tết do sự bất cẩn của gia đình.

 Bé 10 tuổi tử vong do bị kiến ba khoang cắn mà không biết sơ cứu

Được biết, trưa ngày 8/2 tức 28 Tết bố mẹ đưa bé xuống nhà bà ngoại ăn cơm tất niên, sau khi ăn xong bé chạy ra vườn chơi thì không may bị kiến cắn làm cho ngứa rát ở sườn và chảy máu.

Theo người thân kể lại: “Con kiến đốt bé rất to, dài, thân chúng có màu đen cam với cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn còn có hai đuôi nhỏ”.

Thế nhưng, do trước giờ chưa từng biết đến loại kiến này, cứ ngỡ như những loại kiến bình thường nên bà của bé đã lấy dầu gió thoa vào vết thương khiến cho chiều hôm đó bé bị sốt cao rồi hôn mê sâu.

Cha mẹ thấy vậy tức tốc đưa vào bệnh viện, tại đây các bác sĩ đã chẩn đoán bé bị nhiễm độc của kiến ba khoang và đáng tiếc là do không được cứu chữa kịp thời nên bé đã tử vong khiến cho cả gia đình đau thương trong ngày Tết.

Tương tự là trường hợp của một em sinh viên tên Sơn 18 tuổi, theo như chị Nguyễn Thị Thanh Thúy cho biết: “Cách đây vài hôm tại hẻm này có em Sơn bị kiến ba khoang cắn gây nổi bóng nước khắp nơi. Do không biết cách khử trùng nên da bị nhiễm trùng nặng gây ngứa trên cơ thể, sau đó đã được bạn bè đưa đi bệnh viện để điều trị”.

Bên cạnh đó, qua lời kể của người dân sống tại huyện Nhà Bè, tình trạng kiến ba khoang xuất hiện từ hai hôm trước, lúc đầu chỉ vài con nhưng đến hiện tại thì ngày càng nhiều.

Thực tế đã có nhiều hộ dân bị tấn công, trong đó có gia đình nọ 4 người đều bị loài kiến này đốt, từ trẻ nhỏ đến người lớn đến mức phải cấp cứu.

Qua đây là hồi chuông cảnh báo cho mọi người cần phải biết cách sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt, đặc biệt những ai đang sinh sống tại ký túc xá, chung cư cao tầng – đó là nơi mà chúng xuất hiện nhiều nhất.

Cách xử lý đúng khi bị kiến ba khoang đốt

Trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Một số người khi bị kiến ba khoang đốt chỉ nổi những vết mụn nước nhỏ, hơi ngứa, không thành phỏng nước, phỏng mủ. Trong khi một số khác, vết đốt lại phỏng mủ lan rộng khiến người bệnh sưng đau, sốt, bạch cầu tăng cao…

Để xử lý đúng khi bị kiến ba khoang đốt, bạn cần chú ý:

– Khi thấy kiến đậu vào da thì không nên đập hoặc giết chúng mà hãy thổi chúng đi, tránh cho pederin lây rộng ra các vùng da khác.

– Dùng nước muối sinh lý trung hòa chất độc của kiến (ngày 3-4 lần) ngay khi có dấu hiệu nổi mụn nước nhỏ. Sau đó bôi các thuốc làm dịu da như hồ tetra-pred. Đối với trẻ em thì tốt nhất là cho ngay chỗ bị đốt vào dưới vòi nước chảy để loại bỏ bớt nọc độc rồi bôi thuốc làm dịu da. Khi các mụn nước khô thì bôi kem kháng sinh hoặc corticoid.

– Nếu da bị phồng rộp, sứng tấy thì rửa vết thương bằng thuốc tím rồi bôi các loại thuốc như Korcin; Betnovate; Betnovate-GM; Gentrisone…

– Nếu bị nhiều con kiến đốt một lúc khiến tình trạng nghiêm trọng thậm chí có lở loét, hoặc sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu như trên mà các triệu chứng không giảm mà lan rộng, nhiễm trùng toàn thân thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.

Cách đề phòng kiến ba khoang đốt

Để tránh bị kiến ba khoang tấn công, bạn cần phải tiến hành các biện pháp đề phòng tích cực như hạn chế mở cửa hoặc sử dụng lưới chống muỗi ở cửa sở hoặc cửa ra vào nếu nhà bạn ở nơi có nhiều cây cối, đồng ruộng; vệ sinh xung quanh khu dân cư, phát quang bụi cây, cỏ dại quanh nhà; tránh đứng dưới bóng đèn sáng và tắt bớt các bóng đèn không cần thiết; kiểm tra khăn, quần áo, giường chiếu trước khi sử dụng.

Tác giả:

Tin nên đọc