Bé gái 8 tuổi tử vong sau cái đánh của mẹ - chuyên gia cảnh báo vị trí không được đánh trẻ

( PHUNUTODAY ) - Bé gái 8 tuổi tử vong sau cái đánh của mẹ - chuyên gia cảnh báo vị trí không được đánh trẻ kẻo tới lúc hối hận thì đã quá muộn.

Lăng Lăng mới 8 tuổi ở Trung Quốc đột ngột qua đời đã khiến gia đình và người thân hốt hoảng. Điều này khiến dư luận " dậy sóng" bởi câu chuyện của một cô bé có tên là Lăng Lăng đột ngột tử vong sau cái tát của người mẹ. Ban đầu, tất cả mọi người nghĩ cô bé qua đời vì ngộ độc thực phẩm bởi cái chết của cô bé xảy ra ngay sau khi ăn chân gà cùng mẹ.

Tuy nhiên, kết quả khám nghiệm tử thi cuối cùng khiến cô như chết lặng và hối tiếc cả đời. Nguyên nhân chính xác dẫn đến cái chết của Lăng Lăng là do tổn thương nội sọ được gây ra bởi lực bên ngoài.

Mẹ cô bé đã cung cấp thông tin trong quá trình khám nghiệm tử thi, cô cho biết hôm đó Lăng Lăng vừa làm bài vừa xem TV, cô vừa đi làm về kiểm tra bài tập thấy rất nhiều lỗi sai. Không kiềm nén được sự tức giận, mẹ Lăng Lăng đã đánh một cái vào sau đầu của con gái. Lăng Lăng bật khóc, sau đó người mẹ lại cảm thấy đau lòng, hối hận vì hành động thái quá của mình nên cũng đã dỗ dành con. Do biết con thích ăn chân gà nên cô đã mua cho con ăn. Một lúc sau, Lăng Lăng nói với mẹ rằng cô bé cảm thấy buồn nôn và chóng mặt, khi đưa tới bệnh viện thì mọi việc đã trở nên quá muộn vì cô bé đã tử vong ngay trên đường đi.

Sau khi biết được nguyên nhân dẫn đến cái chết của con, mẹ Lăng Lăng đau đớn tuyệt vọng. Cô cho rằng chính mình đã hại chết con. Tuy nhiên, Bác sĩ giải thích rằng trong não của cô bé Lăng Lăng có những mạch máu dị dạng bẩm sinh, tuy nhiên không ai biết được điều này. Vì thế khi mẹ của cô bé lỡ tay đánh vào đầu khiến sự việc đáng tiếc xảy ra.

Những bộ phận nguy hiểm trên người trẻ ba mẹ không nên đánh

Đầu

Một số cha mẹ không kiểm soát được bản thân và dễ dàng dùng tay hoặc vật cứng đánh mạnh vào đầu của trẻ. Đây là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, nếu va chạm mạnh hoặc đập mặt phẳng cứng vào có thể gây chấn thương nghiêm trọng.

Theo đó, các trường hợp trẻ có thể bị tổn thương phần đầu như:

- Chấn động não

- Nứt sọ.

- Dập não: tổn thương trong hộp sọ.

- Tụ máu não: trẻ bị đứt mạch máu não và gây chảy máu, tụ máu.

- Chấn thương sọ não: trường hợp này có nguy cơ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng.

Biểu hiện trẻ bị tổn thương não: Trẻ có thể bị bất tỉnh, quấy khóc, nôn, kêu đau đầu liên tục. Ngoài ra trẻ cũng có một số biểu hiện như co giật, hôn mê, lỗ tai và mũi chảy máu hoặc chảy dịch trong, chân tay yếu liệt.

Cổ

Phần cổ của trẻ có thể bị tổn thương nếu bị bóp cổ hoặc bị dùng vật nhọn sắc đâm vào, bị đánh mạnh. Những hành động này vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của trẻ do đó cha mẹ luôn phải kiểm soát bản thân khi dạy dỗ trẻ.

Các trường hợp trẻ bị tổn thương phần cổ như:

- Trẻ bị đau, khó thở và gây tâm lý sợ hãi.

- Trẻ bị ảnh hưởng sụn thanh quản, cản trở hô hấp và gây thiếu oxy lên não. Nguy cơ bị chế não rất cao.

- Nếu trẻ bị bóp cổ quá 3 phút thì dù có cấp cứu kịp thời trẻ cũng vẫn có thể bị bại não.

Bụng

Phần bụng của trẻ cũng dễ dàng bị cha mẹ mất kiểm soát và đám hay đấm vào. Điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây tổn thương phần nội tạng của trẻ như tổn thương ruột, lá lách hay gan. Thậm chí trẻ có thể bị xuất huyết nội tạng và cần phải cấp cứu kịp thời nếu không nguy hiểm đến tính mạng.

Tai

ít cha mẹ biết rằng việc bạt tai trẻ lại gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Một số người có thói quen vung tay bạt tai trẻ khi trẻ mắc lỗi. Trong khi bàn tay người lớn lực mạnh và lớn, tai của trẻ thì nhỏ nên dễ gây tổn thương nghiêm trọng đến phần tai của trẻ. Theo đó, trẻ có thể bị:

- Tổn thương mô mềm dưới da và xuất hiện vết bầm tím, sưng nề ở tai.

- Trẻ bị chấn động tai giữa và làm ảnh hưởng đến màng nhĩ.

- Chấn động não, chảy hoặc tụ máu do sọ não còn mềm.

Phần quai hàm

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phần quai hàm rất yếu và nếu cha mẹ không kiềm chế đánh vào phần quai hàm của trẻ có thể khiến quai hàm bị lệch. Hậu quả là trẻ sẽ có khuôn mặt phát triển không bình thường như khuôn mặt bị lệch sang một bên hoặc khuôn mặt phát triển to, nhỏ không đều nhau.

Thậm chí, với trẻ sơ sinh nếu mẹ thường xuyên xoa má, vuốt mặt quá mạnh cũng khiến phần quai hàm bị lệch. Do đó, ở vị trí này cha mẹ nên cẩn thận khi chạm vào vì có thể làm tổn thương trẻ.

Vùng thóp của trẻ

Phần thóp nằm trên phần đầu là nơi được coi là "giếng trời" của trẻ. Với trẻ sơ sinh, thóp mềm và rất dễ bị tổn thương. Sau 1 năm thóp trẻ mới liền và cứng nhưng vẫn khá mềm và yếu. Nếu va đập mạnh vùng thóp như đánh vào thóp trẻ sẽ khiến thóp bị tổn thương và có thể gây vỡ thóp, xuất huyết não.

Chưa kể, những vết cáu bẩn trên đầu trẻ cha mẹ tưởng là dơ bẩn và cố gắng kỳ sạch có thể gây tổn thương cho trẻ. Những vết cáu bẩn thực tế có tác dụng bảo vệ thóp trẻ. Do đó, khi tắm rửa cha mẹ không nên gội quá mạnh, chỉ nên dùng tay xoa nhẹ nhàng là được. Theo thời gian "cứt trâu" trên đầu trẻ sẽ tự bong ra và sạch sẽ.

Tác giả:

Tin nên đọc