Định nghĩa về bệnh viêm loét miệng?
Các kích ứng và các tổn thương vùng miệng đó là các vết sưng, các đốm, các vết loét trong miệng, trên môi, hay lưỡi của bạn. Dù rằng có nhiều dạng viêm loét miệng, nhưng thường gặp là viêm áp-tơ, loét mụn rộp, bạch sản, và nấm miệng Candida.
Nếu bạn bị đau miệng thì không phải chỉ có mình bạn mà có khoảng 1/3 dân số cũng mắc bệnh này. Dù sao các kích ứng, và các tổn thương này cũng có thể gây đau, mất thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống, và nói. Bạn nên tới nha sĩ khám khi có bất kỳ một vết loét trong miệng nào kéo dài hơn một tuần. Thông thường nha sĩ sẽ làm sinh thiết (lấy mẫu mô để kiểm tra) để xác định nguyên nhân và tầm soát được một số bệnh nguy hiểm như ung thư và HIV.
Nguyên nhân bệnh viêm loét miệng
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm loét miệng một cách chính xác vẫn chưa được tìm ra. Căng thẳng hoặc tổn thương mô có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm loét miệng.
Một số loại thực phẩm, bao gồm trái cây có múi và các loại có vị chua như chanh, cam, dứa, táo, sung, cà chua và dâu tây có thể khiến viêm loét miệng trầm trọng hơn.
Đôi khi những thiết bị nha khoa như niềng răng hay răng giả cũng có thể gây viêm loét miệng. Những vết cắn khi ăn uống hay ăn uống phải đồ ăn quá cay, quá nóng cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Đôi khi, viêm loét miệng được kích hoạt bởi những thứ mà bạn không thể kiểm soát được như: sự thay đổi hormon trong quá trình mang thai, tình trạng bệnh lâu dài như bệnh đường ruột (IBD), bệnh celiac hay Behcet.
Một số trường hợp loét miệng phức tạp hơn có thể do tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch suy giảm. Người thiếu vitamin B12, kẽm, axit folic, thiếu chất sắt và bệnh tiêu hóa.
Một số loại thuốc như thuốc giảm đau thông thường, thuốc beta và thuốc giảm đau cũng có thể gây viêm loét miệng. Bệnh Celiac, rối loạn đường ruột gây ra nhạy cảm với gluten – một loại protein tìm thấy trong ngũ cốc cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Những người có hệ miễn dịch yếu, ví dụ như người bị HIV cũng dễ dàng bị viêm loét miệng. Không giống như viêm loét lạnh, nguyên nhân gây viêm loét miệng không liên quan đến vi rút herpes.
Bệnh viêm loét miệng cũng có liên quan đến yếu tố gia đình. Theo nghiên cứu, khoảng 1/3 những người bị viêm loét miệng có lịch sử thành viên trong gia đình mắc bệnh. Điều này có thể liên quan đến di truyền, môi trường hoặc chế độ dinh dưỡng giống nhau.
Điều trị bệnh viêm loét miệng
Khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị.
Với những bệnh nhân tuổi thành niên, bệnh viêm loét miệng có xu hướng giảm rõ rệt trong vòng một hoặc hai tuần đầu. Với những bệnh nhân gặp tổn thương lớn hơn, thường phải chọn chăm sóc y tế.
Nước súc miệng và thuốc corticosteroid thường được bác sĩ kê đơn cho những trường hợpviêm loét miệng nặng. Loại thuốc này không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Corticosteroid có tốc độ phục hồi khá nhanh và giảm đau; có cả dạng viên, dạng dán, phun hay nước súc miệng.
Bác sĩ cũng có thể kê toa rửa miệng có chứa dexamethasone steroid để giảm đau và viêm. Các thuốc kháng sinh chứa tetracycline cũng có thể kháng viêm, giảm đau nhưng hạn chế hơn.
Chất Tetracycline có thể gây tổn thương vòm miệng, đau đớn hoặc vĩnh viễn mất màu răng của trẻ.
Những loại bột chữa viêm loét miệng dạng bột có có thành phần như: Benzocain (Orabase), Amlexanox (Aphthasol) và Fluocinonide (Lidex, Vanos) cũng có thể giảm đau, chữa lành tổn thương ngay khi chúng xuất hiện. Tuy nhiên, Benzocain có liên quan đến tác dụng phụ, làm giảm oxy máu nhưng hiếm gặp.
Chính vì vậy vẫn nên cẩn trọng, không sử dụng Benzocain với trẻ dưới 2 tuổi mà không có sự giám sát của bác sĩ hay chuyên gia y tế.
Các thuốc hỗ trợ bệnh gout với thành phần chứa cimetidine (Tagamet) và colchicine cũng có thể hữu ích trong điều trị viêm loét miệng. Debacterol là loại thuốc đặc trị viêm loét miệng, làm giảm những triệu chứng đau đớn.
Tác giả: