Câu chuyện bắt đầu với sự ra đời của hai bé gái vào ngày 29/6/1995. Bà mẹ đơn thân Paula Johnson sinh con gái Callie Jonhson ở Trung tâm y tế Đại học Virginia, Charlottesville. Ngày hôm sau, cũng ở đây, Kevin Chittum (18 tuổi) và bạn gái Whitney (16 tuổi) chào đón sự ra đời của con gái mình, Rebecca. Cả hai gia đình đều không hề hay biết sự tồn tại của nhau trong nhiều năm.
3 năm sau, mẹ của bạn trai Paula đề nghị cô hãy đi xét nghiệm xem Callie có phải con ruột của con trai bà hay không. Điều này sẽ khiến cuộc đời của 2 mẹ con Paula thay đổi, đứa trẻ sẽ được gần cha hơn. Tuy nhiên, bi kịch bắt đầu khi tờ kết quả xét nghiệm được đưa ra: Callie không phải con giá ruột của Paula. Sốc trước thông tin này, Paula đã truy ngược lại bệnh viện và tìm được sự thật. Cô bé là con gái của Kevin và bạn gái 16 tuổi, người đã sinh cùng ngày với Paula 3 năm trước.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước khi các bác sĩ định nói tin này cho Kevin và Whitney, cặp đôi cùng 5 người họ hàng và bạn bè đã thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi. Họ không bao giờ biết được đứa trẻ mình đã nuôi nấng suốt 3 năm qua không phải con mình.
Sau khi biết Kevin và Whitney đã qua đời, Paula quyết định đòi lại con ruột của mình và kiện đòi quyền giám hộ Rebecca vào năm 1999. Tuy nhiên, bố mẹ của Kevin và Whitney kiên quyết tìm cách giữ cô bé. Sau 3 năm kiện tụng, một thẩm phán ra quyết định rằng hai cô bé sẽ ở lại với gia đình đang nuôi mình đến khi đủ lớn để ra quyết định. Paula cũng kiện Trung tâm y tế Đại học Virginia, yêu cầu được bồi thường 31 triệu USD và cuối cùng nhận 1,25 triệu USD.
Sự việc là một cú sốc kinh khủng cho cả hai gia đình và hai bé. 18 năm, khi hai bé trưởng thành và đủ lớn, danh tính toàn bộ mọi người và câu chuyện mới được hé lộ. Caulie bị mất bố mẹ ruột và cô ở luôn với gia đình bố mẹ mới. Rebecca về sau cãi lộn với bố mẹ ruột và ở với bà ngoại.
Vụ việc được công chúng quan tâm, và những người làm việc ở khoa sản cho biết trường hợp này như một hồi chuông khiến họ thức tỉnh. Bệnh viện trên toàn nước Mỹ buộc phải xem xét lại quy trình giao nhận trẻ và hiện đại hóa các phương thức đảm bảo. Trước câu chuyện xảy ra, việc nhận trẻ sơ sinh bằng dấu lăn chân và dấu vân tay của bố mẹ. Sai sót xảy ra là chuyện đương nhiên do quá nhiều khâu làm việc giấy tờ.
Sau đó, các bệnh viện dùng hệ thống "band scan" để xác định danh tính. Ngay khi sản phụ vào phòng sinh thì việc ra vào của những người không liên quan sẽ cực kỳ hạn chế. Khi em bé ra đời, lập tức được dán 2 band vào người, một tại cổ tay, một tại bàn chân. Cha mẹ của em bé cũng được dán 2 band giống vậy vào cổ tay. Dán band xong mọi người mới được phép rời phòng.
Luật New York bắt buộc bác sĩ và y tá phải làm xong danh tính band trước khi ra khỏi phòng sinh (2). Sau đó, tất cả bệnh viện Mỹ bắt buộc phải dùng hệ thống band nhận diện cho tất cả trẻ sơ sinh. Từ năm 1998 đến nay tại Mỹ đã không có báo cáo thêm vụ trao nhầm con nào khác.
Dùng band để nhận diện cũng bảo vệ cho trẻ em khỏi việc bị bắt cóc. Tại BV Mỹ, trẻ em chỉ được trao cho cha mẹ (hoặc ông bà) khi được quét scan nhận dạng chính xác.
Tác giả: