Rút phích cắm khi không sử dụng thiết bị điện
Bạn có biết theo thống kê, từ 5-10% năng lượng điện sử dụng mỗi tháng bắt nguồn từ những thiết bị cắm điện cả ngày dù bạn không dùng đến chúng? Lý do là nhiều thiết bị điện như lò vi sóng, ti vi, máy tính luôn hoạt động ở trạng thái chờ khi bạn đã tắt nguồn nhưng vẫn cắm điện 24/7.
Thông thường, đa số các thiết bị cắm điện thường chỉ tốn một lượng điện năng thấp. Tuy nhiên nếu cộng dồn lượng điện tiêu thụ của tất cả các thiết bị gia đình bạn đang sử dụng thì con số đó chắc chắn không hề nhỏ.
Do đó để tiết kiệm điện và an toàn, bạn nên rút nguồn ra sau khi sử dụng xong các thiết bị như: máy tính bàn, ti vi, điều hòa, radio,...
Nồi cơm điện
+ Không nên nấu cơm quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 đến 45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng.
+ Sử dụng nồi cơm điện có dung tích/công suất phù hợp.
+ Lau chùi sạch đáy nồi cơm và mâm nhiệt của nồi cơm điện để tiếp xúc tốt hơn.
Máy tính, laptop
+ Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút trở lên là cách tiết kiệm điện năng đơn giản nhất.
+ Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được một lượng lớn đáng kể điện năng tiêu thụ trong thời gian bạn không có nhu cầu sử dụng máy.
+ Chỉ cần sử dụng âm thanh từ máy tính (nghe nhạc, học tiếng anh) hãy tắt màn hình nếu có thể nhé.
+ Khi dùng laptop, bạn dùng năng lượng từ pin của máy sẽ tiết kiệm điện năng hơn là dùng điện trực tiếp.
Sử dụng điều hòa, bàn là, tủ lạnh thông minh
- Điều hòa
Bạn nên để điều hòa ở mức trên 20 độ C. Bật điều hòa cao hơn 1 độ là bạn sẽ tiết kiệm được 10% điện năng.
Ngoài ra việc thường xuyên lau chùi bộ phận lọc sẽ giúp bạn tiết kiệm 5-7% điện năng. Cùng với đó, bạn nên tắt điều hòa trước khi ra khỏi nhà 1 tiếng.
- Bàn là
Bạn không nên dùng bàn là trong phòng đang bật điều hòa hoặc khi quần áo đang ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện hơn.
- Tủ lạnh
Cần hạn chế mở tủ lạnh để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh để từ 3 - 6 độ C là hợp lý. Với ngăn đông lạnh, nên để -15 đến -18 độ C. Cứ lạnh hơn 10 độ C là tốn thêm 25% điện năng.
Đồ nóng nên để nguội trước khi cho vào bảo quản trong tủ lạnh . Ngoài ra, tủ lạnh chứa đầy thực phẩm sẽ giữ lạnh tốt hơn, tuy nhiên đừng để quá nhiều vì chúng sẽ gây cản trở việc phát tán khí lạnh bên trong tủ.
Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo miếng đệm ở cánh tủ lạnh không bị hở.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Để thực phẩm thế này trong tủ lạnh bảo sao gia đình bạn hay có người đau ốm, không khỏe mạnh
-
Mẹo rán nem trong chín đều ngoài vàng rụm, ăn là nghiện
-
Muốn tủ lạnh luôn tốt như mới, bền lâu lại tiết kiệm điện bạn hãy làm theo cách này
-
Bồn cầu - cách tẩy sạch nhanh nhất chỉ sau 5 phút mà không tốn tiền của, công sức
-
Để đồ vật này trong cốp xe máy sẽ rước họa vào thân, thậm chí gây "ch.ết người"