Bình nóng lạnh là một thiết bị điện gia dụng rất cần thiết trong gia đình. Sau một ngày làm việc dài, khi trở về nhà, tắm nước nóng là cách để thư giãn, giảm căng thẳng, gột rửa bụi bẩn trên cơ thể. Trước đây, chúng ta phải đun từng ấm nước nóng rồi pha với nước lạnh để có nước tắm. Tuy nhiên, việc này đã trở nên đơn giản hơn khi có sự xuất hiện của bình nóng lạnh. Chỉ mất khoảng 10-20 phút là bạn có nước nóng để sử dụng. Bình nóng lạnh rất tiện dụng, nhất là vào mùa đông.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, bình nóng lạnh là thiết bị tiêu thụ rất nhiều điện năng. Vì vậy, việc sử dụng tùy tiện sẽ gây lãng phí, khiến bạn phải chi trả nhiều tiền điện mỗi tháng. Một chiếc bình nóng lạnh 20 lít bật 1 giờ/ngày sẽ tiêu tốn khoảng 70-80 KWh/tháng. Đây là lượng điện cao hơn lượng điện mà một chiếc tủ lạnh hoạt động 24/24 tiêu thụ.
Bình nóng lạnh có một "công tắc nhỏ". Bạn có thể điều chỉnh nó để tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng.
"Công tắc" giúp giảm tiền điện trên bình nóng lạnh
Bình nóng lạnh nào cũng có một nút điều chỉnh nhiệt độ. Thông thường, đa số các bình sẽ được mặc định để mức nhiệt độ tối đa. Tức là khi bình được bật, nước sẽ được làm nóng tới nhiệt độ cao nhất có thể rồi thiết bị mới tự động ngắt điện. Theo thông tin tham khảo của các chuyên trang, mức nhiệt độ tối đa của bình nóng lạnh trực tiếp có thể là 55 độ C; loại bình gián tiếp là 80 độ C; bình hồng ngoại là 51 độ C; bình năng lượng mặt trời là 70 độ C.
Người dùng hoàn toàn có thể điều chỉnh mức nhiệt độ của bình nóng lạnh tùy theo nhu cầu. Thao tác thực hiện vô cùng đơn giản.
Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng nước nóng thấp, bạn có thể vặn nút điều chỉnh nhiệt về mức 30-40 độ C. Vào mùa đông, nhu cầu dùng nước nóng tăng lên, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ lên mức 60 độ. Người dùng không nên sử dụng nước nóng hơn 60 độ C.
Với các hoạt động sinh hoạt thường ngày, nước nóng 30-50 độ C là mức phù hợp. Để nhiệt độ nước cao quá là không cần thiết và dễ gây bỏng.
Một số bình nóng lạnh không ghi rõ nhiệt độ, người dùng có thể chỉnh theo các mức nhiệt độ thấp, trung bình hoặc nhiệt độ cao tùy thời điểm.
Một số lưu ý khác khi sử dụng bình nóng lạnh để tiết kiệm điện
- Không nên tắm quá lâu
Thời gian tắm không chỉ khiến tiền điện tăng cao mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh thời gian tắm cho phù hợp. Một người chỉ cần tắm trung bình từ 5-10 phút là đủ. Nếu sử dụng bồn tắm, không nên tắm quá 15 phút.
- Không bật bình nóng lạnh cả ngày
Bình nóng lạnh có thể tự ngắt điện khi nước đủ nóng nhưng nước trong bình sẽ nguội dần theo thời gian. Khi nước nguội, bình nóng lạnh sẽ đóng điện trở lại để làm nóng nước. Quá trình này lặp đi lặp lại khiến tiền điện tăng lên rất nhiều. Trong khi đó, nhu cầu dùng nước nóng của gia đình không nhiều đến vậy.
Bạn chỉ nên bật bình nóng lạnh trước khi sử dụng khoảng 20 phút. Sau đó, ngắt cầu dao hoặc rút phích cắm của bình nóng lạnh. Cách này vừa tiết kiệm điện vừa an toàn trong quá trình sử dụng, tránh tình trạng bị giật điện, chập cháy điện.
- Kiểm tra bình nóng lạnh thường xuyên
Bình nóng lạnh cũng cần được bảo dưỡng thường xuyên. Bạn nên kiểm tra thiết bị, kiểm tra đường dây để kịp thời phát hiện các sự cố.
Bạn có thể tự kiểm tra bình nóng lạnh bằng cách lấy bút điện đặt vào đường ống nước, trực tiếp vào nước.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Luộc tôm đừng dùng nước lạnh bị tanh: Dùng nước này tôm mềm, ngọt thịt, rất ít người biết
-
Bàn chải cũ đừng vội vứt đi, cứ lấy 2 cái buộc vào nhau, nhiều vấn đề sẽ được giải quyết
-
Vỏ hành, vỏ tỏi vứt đi là lãng phí, thử làm cách này, bạn sẽ quý nó như vàng
-
Camera điện thoại chụp ảnh bị mờ, ấn đúng 1 nút, vấn đề sẽ sớm được xử lý
-
Cho vỏ trứng vào chảo rang khô, nhiều công dụng tuyệt vời, tiết kiệm kha khá tiền