Bỏ thêm thứ này vào ly trà uống hàng ngày, đảm bảo hương vị thơm ngon khác lạ còn giúp sống thọ sống lâu

( PHUNUTODAY ) - Cách kết hợp lành mạnh này sẽ giúp việc uống trà của bạn thu được lợi ích trọn vẹn hơn gấp bội.

Ngày nay, mọi người vẫn uống trà vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng tựu chung lại, hoặc là họ thích hương vị của nó, hoặc là họ quan tâm đến lợi ích sức khỏe. Nghiên cứu chỉ ra rằng trà giúp cải thiện tâm trạng và chức năng nhận thức, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

Quế và trà

Quế không chỉ đem lại hương vị dễ chịu mà còn nâng cao sức khỏe, nhất là khi kết hợp với trà. Nó thúc đẩy giảm cân, tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm chuột rút kinh nguyệt, chống viêm, phòng ngừa ung thư, chữa cúm thông thường… Các chất chống oxy hóa như polyphenol trong quế giúp cơ thể bạn khỏi bị hư hại do oxy hóa. 

Các đặc tính chống viêm của quế có thể giúp sửa chữa tổn thương mô và nhiễm trùng. Sự kết hợp giữa trà và quế có thể làm giảm mức cholesterol LDL và triglyceride xấu. Nổi tiếng với đặc tính làm giảm lượng đường trong máu, quế rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Cách làm: Cho một thanh quế và đun sôi 10 phút. Đổ nước này ra và hãm thêm túi trà vào rồi thưởng thức.

Gừng và trà

Những lợi ích sức khỏe của gừng và sự kết hợp của nó trong trà hàng ngày giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết, giảm đau dạ dày và hội chứng ruột kích thích, chống ung thư, cải thiện tiêu hóa, thúc đẩy giảm cân, cải thiện lưu thông máu và bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer. Sự hiện diện của các hợp chất như hogaol, paradol và zingerone và đặc biệt là gingerol giúp chống lại tình trạng viêm mãn tính đã được tìm thấy là nguyên nhân gốc rễ của các bệnh như tiểu đường, ung thư và bệnh tim.

Cách làm: Pha một tách trà gừng với nước sôi, cho thêm gừng nạo sợi vào và thưởng thức.

Mật ong và trà

Mật ong là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất với trà. Những lợi ích sức khỏe của mật ong giúp nó trở thành thành phần thay thế đường hoàn hảo. Là một nguồn carbohydrate tuyệt vời, mật ong có thể làm ngọt trà của bạn mà không ảnh hưởng đến lượng đường và mức insulin. Trà mật ong có thể tạm thời làm giảm các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh. Vì mật ong làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể, nó có thể giúp giảm đau bụng kinh. Uống trà nóng với mật ong có thể giúp làm dịu viêm thanh quản, vì sự kết hợp mật ong và trà sẽ xoa dịu các dây thanh âm. Sự kết hợp này cũng giúp giảm cân, làm sạch da, giảm viêm và là nguồn cung cấp vitamin B rất tốt.

Cách làm: Thêm 1-2 muỗng mật ong vào một trách trà, đảm bảo không pha với nước sôi vì sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng đáng kể.

Dầu dừa và trà

Dầu dừa đã trở thành một thành phần nổi bật trong chế độ ăn uống lành mạnh. Sự kết hợp độc đáo của các axit béo trong dầu dừa có tác động tích cực đến sức khỏe của bạn, giúp giảm mỡ, cải thiện chức năng nhận thức và giúp giảm sự xuất hiện của các cơn co giật.

Bằng cách kết hợp dầu dừa vào trà hàng ngày, bạn có thể tận dụng các lợi ích sức khỏe như cải thiện chức năng cơ bắp do các chất điện giải vô trùng và pH tự nhiên. Nếu bạn muốn giảm cân, hàm lượng chất xơ cao trong dầu có thể phát huy công dụng vì hạn chế sự thèm ăn quá mức. Một trong những lợi ích chính khác của dầu dừa với phụ nữ mang thai là hàm lượng axit lauric chuyển thành monolaurin, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bé.

Cách làm: Hãy chắc chắn dùng dầu dừa nguyên chất, trộn 1 muỗng cà phê dầu dừa với một tách trà mới pha. Nếu hương vị kém hấp dẫn, bạn có thể bổ sung một chút mật ong.

Dầu oải hương và trà

Là một trong những loại tinh dầu được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, dầu hoa oải hương được sử dụng cho bệnh thấp khớp và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Dầu hoa oải hương có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho tâm trí và cơ thể của bạn như giảm lo âu và căng thẳng về cảm xúc, chống lại các triệu chứng tiểu đường, cải thiện chức năng nhận thức và chu kỳ giấc ngủ, giảm đau và cải thiện làn da.

Tính chất chống oxy hóa của dầu oải hương giúp tăng cường hoạt động của glutathione, catalase và superoxide dismutase, ngăn ngừa stress oxy hóa. Một nghiên cứu thần kinh học châu Âu cho thấy tác động của việc kết hợp dầu hoa oải hương vào chế độ ăn uống của bạn giúp giảm đau đầu hiệu quả. Không những thế còn chống nấm mốc, giải độc, cải thiện hệ hô hấp.

Cách làm: Thêm 3-4 giọt dầu hoa oải hương vào trà ấm, trộn thật kỹ rồi cho thêm một chút mật ong và thưởng thức.

Học cách pha trà chuẩn khoa học

Trà nên được pha với nước sôi mới đun trong vòng 2-3 phút

Chọn loại trà không quan trọng bằng cách bạn biết cách pha trà đúng cách. Kiên nhẫn là một yếu tố quan trọng. Nếu chỉ nhúng túi trà của mình 15-30 giây, bạn sẽ không tận dụng được tối đa các hoạt chất sinh học có trong đó.

Thay vì nóng vội, hãy làm theo hướng dẫn: Trà nên được pha với nước sôi mới đun trong vòng 2-3 phút. Đó là khoảng thời gian đủ để hòa tan 60% catechin, 75% caffeine và 80% L-theanine.

Một điểm nữa, bạn càng hòa tan được nhiều hoạt tính sinh học, hương vị trà càng trở nên rõ rệt. Nghiên cứu chỉ ra, với việc ủ trà từ 20-30 phút ở 80oC, bạn sẽ chiết xuất được tối đa các hoạt chất sinh học.

Mặc dù vậy, điều này dường như không có tính thực tế, bởi chẳng ai đủ kiên nhẫn để chờ nửa tiếng, và canh đúng 80oC cho một cốc trà. Hơn nữa, hương vị của nó lúc này lại không phải thực sự ngon.

Cuối cùng, một điều không kém quan trọng: Độ pH của nước. Các thí nghiệm khoa học cho thấy nước có độ pH thấp (hay tính axit) hòa tan các hoạt chất sinh học tốt hơn nước có độ pH cao.

Vì vậy, rõ ràng có một lợi ích khi bạn cho thêm một lát chanh, hay chút nước cốt vào cùng tách trà của mình. Hãy làm điều này trước, chứ không phải khi tách trà đã được chuẩn bị xong.

Tác giả:

Tin nên đọc