Bỏ túi "tuyệt chiêu" nấu cơm giúp phòng chữa 5 căn bệnh nguy hiểm, ai cũng có thể làm theo

( PHUNUTODAY ) - Ngày nào bạn cũng ăn cơm, liệu có cảm thấy đơn điệu và muốn đổi món? Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách nấu cơm của mình để có những bữa cơm hoàn toàn mới lạ, ngon miệng, và đặc biệt hơn, có thể giúp bạn phòng chữa bệnh hiệu quả.

Sau đây là bí quyết nấu món cơm giúp bạn phòng chữa bệnh huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, táo bón, béo phì...và nhiều tác dụng khác chỉ với một "tuyệt chiêu" vô cùng đơn giản. Hãy thêm một nắm yến mạch vào gạo để nấu cơm.

Bước 1: Đong gạo

Hầu hết nồi cơm điện đều có cốc đong gạo đi kèm để bạn có thể đong chính xác gạo cho một lần nấu, mỗi cốc khoảng 150g gạo tương đương 2 chén cơm, nếu không có bạn có thể tìm hay sử dụng cốc đong gạo riêng để đo lường.

Bước 2: Vo gạo

Đọc kỹ hướng dẫn trong bao bì, một số gạo đặc biệt nhà sản xuất khuyến cáo không cần vo vì trong thành phần gạo có thêm một số vitamin, sắt... vo gạo sẽ làm mất đi những khoáng chất này.

Nếu không có ghi chú nào thêm bạn cần phải vo sạch gạo với nước, loại bỏ các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bụi trấu, để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh.

Bước 3: Ngâm gạo trong 30 phút (nếu có thời gian)

Ngâm gạo trước khi nấu sẽ giúp gạo nở đều hơn nhờ vậy nấu cơm sẽ ngon hơn, cơm chín đều, không bị nát.

Bước 4: Đong nước

Lượng nước nấu tùy thuộc vào loại gạo và sở thích của bạn. Nguyên tắc nấu cơ bản là sử dụng tỉ lệ số bát gạo = số bát nước thêm 1/2 chén.

Ví dụ bạn nấu 1 bát gạo đong 1.5 bát nước, tương tự 2 bát gạo sẽ đong 2.5 bát nước. Hay bạn cũng có thể sử dụng thang đo mực nước trong lòng nồi (nếu có).

Bước 5: Thêm một nắm yến mạch vào gạo để nấu cơmcùng với đó là một ít muối, bơ hoặc dầu (nếu thích)

Thêm yến mạch vào nồi cơm sẽ giúp bạn phòng chữa bệnh huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, táo bón, béo phì...và nhiều tác dụng khác. Ngoài ra, việc này sẽ giúp cơm đẹp, có vàng óng, hạn chế cơm dính, cháy ở đáy nồi và hạt cơm có gia vị.

Bước 6: Nấu cơm

Lau bên ngoài lòng nồi bằng miếng giẻ khô, đảm bảo bề mặt nồi khô ráo, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt. Đóng nắp lại, cắm điện và bật công tắc.

Bước 7: Ủ cơm

Sau khi nấu xong, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm, lúc này bạn có thể rút điện ra và để yên không mở nắp trong vòng 10-15 phút, giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi.

Kết thúc quá trình nấu, mở nắp, xới đều cơm bằng muỗng xới hay đũa và thưởng thức.

Những lợi ích đặc biệt khi thêm yến mạch vào gạo để nấu cơm

1. Yến mạch có giá trị dinh dưỡng cao hơn các ngũ cốc khác

Theo các nghiên cứu, hạt hoặc bột yến mạch là một loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe, ngoài việc bổ sung năng lượng, đây còn là một thực phẩm ưu việt hơn so với những thực phẩm khác.

Đầu tiên, hàm lượng protein cao hơn các loại ngũ cốc khác. Hàm lượng protein của gạo là 6 - 9%, lúa mì là 8 - 13%, trong khi yến mạch có thể đạt 15 - 17%, không chỉ có ưu thế về số lượng, chất lượng protein của yến mạch cũng là ưu thế tuyệt vời.

Thứ hai, hàm lượng chất béo cao hơn so với các loại ngũ cốc khác, hàm lượng chất béo của ngũ cốc nói chung là 2 - 3%, trong khi đó, hàm lượng chất béo của yến mạch 5 - 9%.

Hơn nữa, chất béo trong bột yến mạch cũng tốt hơn rất nhiều so với ngũ cốc cùng loại, đồng thời hàm lượng axit oleic cao hơn các loại ngũ cốc khác. Hàm lượng axit oleic phong phú sẽ giúp cho cơ thể chống lại và ngăn ngừa cholesterol xấu, phù hợp với những người đang có tăng cholesterol máu, tăng lipid máu.

2. Yến mạch giúp nhuận tràng, giảm cân, kiểm soát tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao, béo phì

Nếu bạn chưa có thói quen này, thì hãy nhanh chóng thử áp dụng, mua một ít hạt/bột yến mạch, cho một nắm vào nồi nấu cùng với gạo. Món ăn này không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn có tác dụng nhuận tràng, giảm cân, kiểm soát bệnh "tam cao", bao gồm mỡ máu cao, đường trong máu cao và huyết áp cao.

Không có quy định về tỉ lệ trộn, bạn thích ăn nhiều thì cho số lượng yến mạch nhiều, còn không thích ăn thì có thể cho ít hơn. Mỗi bữa 1 nắm hạt là đủ.

Ngoài ra, nếu chọn cách ăn này, sẽ là cách bổ sung chất tinh bột thô một cách hợp lý. Thông thường, gạo đã qua chế biến xay xát kỹ sẽ bị loại bỏ bột cám, chất xơ thô hữu ích, nên thêm hạt yến mạch khi nấu cơm là giải pháp bổ sung tiện lợi và tối ưu.

Đặc biệt ở những bệnh nhân tiểu đường, hạt yến mạch thô chứa nhiều chất xơ, sau khi ăn vào cơ thể, sự gia tăng lượng đường trong máu không quá nhanh. Do đó, ăn ngũ cốc nguyên hạt thì khả năng tăng lượng đường trong máu sẽ thấp hơn so với các loại hạt mịn như gạo trắng và bột mì trắng.

Tác giả: Mộc