Không bật, tắt bếp nhiều lần
Trước khi nấu, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng các thức ăn cần nấu như rửa rau, vo gạo, thái thịt... rồi mới bật bếp để nấu liên tục cho đến khi kết thúc. Có như vậy, khi bật bếp gas lên, bạn mới có thể cho thức ăn vào nồi nấu một cách liên tục được, giúp tiết kiệm gas được một lượng đáng kể. Bởi việc vặn, bật bếp nhiều lần sẽ làm gas thoát ra ngoài càng nhiều. Hơn nữa, việc tắt mở bếp nhiều sẽ làm giảm tuổi thọ của bếp.
Không để ngọn lửa ở mức quá to
Nhiều người nghĩ rằng, để lửa càng to thì việc đun nấu sẽ nấu càng nhanh chín, song thực tế hoàn toàn ngược lại. Trong khi nấu bạn hãy chú ý tới ngọn lửa, chỉ cần điều chỉnh sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi không bao trùm ra ngoài thành nồi, tránh để nhiệt thất thoát ra ngoài làm hao gas. Ngọn lửa quá lớn vừa tốn gas mà món ăn của bạn lại lâu chín bởi lượng nhiệt thay vì tập trung vào đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh. Khi nấu lửa nhỏ, bạn chú ý chọn các loại xoong, nồi cỡ nhỏ. Ngược lại, khi nấu với loại xoong, nồi có đáy lớn, bạn nên mở lửa lớn để tránh hao gas.
Khóa bình gas sau khi đun nấu
Theo nghiên cứu của các công ty sản xuất bếp gas, có 3 điểm chính có nguy cơ dẫn đến rò rỉ, thất thoát gas: van bình, van điều áp và dây dẫn. Nếu dùng van bình, van điều áp và dây dẫn loại tốt (hàng chính hãng) sẽ tránh được thất thoát gần 3kg/tháng so với loại có chất lượng kém. Tuy nhiên, cách dùng tốt nhất vẫn là nên khóa bình gas sau khi dùng vừa tránh thất thoát gas vừa đảm bảo an toàn, tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra cho gia đình.
Chọn dụng cụ nấu phù hợp
Nên chọn loại nồi có kích thước phù hợp với lượng thức ăn cần nấu. Hạn chế nấu lượng thức ăn nhỏ trong chiếc nồi to, như vậy sẽ rất lãng phí gas. Nếu cần nấu những món hầm thì bạn nên nấu bằng nồi áp suất, vừa giúp thức ăn nhanh chín, mềm mà còn tiết kiệm gas.
Thường xuyên vệ sinh bếp gas
Mỗi ngày sau khi nấu, bạn nên chùi rửa bếp gas, để những cặn bẩn không đọng lại làm bít hết các lỗ khí (đường dẫn gas). Nếu không lau chùi thường xuyên, lỗ khí sẽ dễ bị bít khiến gas không ổn định, ngọn lửa cháy không đều dẫn tới việc nấu thức ăn lâu hơn và hao gas.
Không chế nước trong khi đun nấu
Khi đun nấu, nếu thấy cần thiết mới thêm nước. Ví dụ, khi luộc mì sợi, tùy theo lượng mì mà đổ nước cho vừa phải. Nếu hấp thức ăn, đặc biệt là hấp chín thực phẩm, bạn chỉ nên cho lượng nước đủ dùng vào nồi. Nói chung, bạn đổ nước sao cho hấp xong, trong nồi còn lại khoảng 1/2 bát nước là được. Nếu không, thời gian đun nước sôi sẽ kéo dài, lãng phí hơi gas.
Dùng vòng chắn gió cho bếp gas
Vòng chắn gió hay còn được gọi với tên khác là kiềng tiết kiệm gas được làm bằng kim loại được dùng bao xung quanh đầu đốt, đang có bán rộng rãi tại các chợ và siêu thị. Sản phẩm này sẽ giúp lượng nhiệt không bị tản khi đun, định hướng nhiệt đi thẳng lên đáy nồi. Lượng năng lượng có thể tiết kiệm được trong trường hợp này.