Người có tinh thần sa sút
Con người ta khi lâm hoạn nạn, gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc tinh thần sa sút, thường hy vọng có người sẽ giúp mình một tay. Dù chỉ là một câu nói động viên hoặc một cái nhìn khích lệ, đều có thể trở thành động lực để bạn tiến về phía trước.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Nếu như trong lúc bạn còn nghèo khó mà lại làm bạn với người có tinh thần sa sút, bạn muốn đối phương động viên bạn, an ủi bạn, khiến bạn phấn chấn trở lại, chắc chắn là điều không thể.
Những người có tinh thần sa sút sẽ chỉ không ngừng đả kích bạn, dội gáo nước lạnh vào ngọn lửa hy vọng vừa mới nhen nhóm trong bạn.
Khi bạn hy vọng muốn thoát nghèo, muốn nỗ lực làm tốt một việc nào đó, họ sẽ lập tức phủ đầu: "Giàu nghèo có số, muốn cố cũng chẳng giàu được".
Khi trong đầu bạn chợt lóe lên ý tưởng nào đó, bạn khao khát muốn biến nó thành hiện thực, họ sẽ nói: "Tỉnh lại đi, không thể thành hiện thực được đâu".
Ở bên cạnh những người không có tinh thần ý chí, nếu bạn không muốn thay đổi họ thì bạn sẽ bị họ thay đổi. Nhưng bạn vốn đã trong cảnh bần hàn, thân mình còn chưa lo nổi thì liệu bạn còn đủ sức để thay đổi người khác hay không?
Trước mắt, cứ nên tránh xa những người thiếu ý chí, tinh thần sa sút mới là ưu sách thiết thực nhất, thực tế nhất.
Những người không có chí tiến thủ
Có người nói, tư tưởng quyết định chất lượng cuộc sống.
Đối với tương lai, đến nghĩ bạn còn không dám nghĩ thì lấy đâu ra hành động?
Muốn thoát khỏi sự quấy nhiễu của nghèo hèn nhưng lại không chịu nỗ lực cầu tiến. Khát khao bánh mỳ từ trên trời rơi xuống là điều không hề thiết thực chút nào.
Thực ra nhiều lúc, chúng ta đều hy vọng bên cạnh có một người có ý chí tiến thủ, dẫn chúng ta tiến về phía trước. Chứ không phải xuất hiện một người ăn để đợi chết, tỏa ra toàn năng lượng tiêu cực, chỉ biết kêu than cuộc sống bất công.
Trong lúc bạn nghèo khó nhất, nếu bạn nhất quyết đồng hành với những người không có chí tiến thủ, suy nghĩ và hành động của bạn sẽ rất dễ bị thay đổi tiêu cực theo họ.
Dù rằng ban đầu đấu trí hừng hực, muốn thay đổi hiện trạng bần hàn của mình. Nhưng những người bên cạnh không chút đấu trí, bạn tác chiến một mình sớm muộn gì cũng sẽ bị "đồng hóa".
Những người cùng cảnh ngộ
Nước chảy chỗ trũng, người trèo chỗ cao.
Muốn thoát khỏi hoàn cảnh nghèo, cần phải tránh xa những người cùng cảnh ngộ.
Những người có hoàn cảnh giống nhau thường dễ đồng cảm với nhau. Hoàn cảnh giống nhau ở bên cạnh nhau sẽ giống như soi gương, không thể nhìn thấy sự khác biệt.
Thử nghĩ xem, nếu như xung quanh bạn đều là những người không bằng bạn hoặc có trình độ giống bạn, vậy thì bạn có thể sẽ chỉ yên ổn với hiện trạng mà quên không nâng cấp bản thân.
Ba người đồng hành ắt có người làm thầy, nhưng nếu người đồng hành không có gì đáng để chúng ta học tập hoặc lấy làm gương, ngược lại suốt ngày kêu ca cuộc sống bất công, phát tán năng lượng tiêu cực. Những người như vậy có gì để đáng kết giao?
Họ không những chẳng giúp gì cho bạn trong việc giúp bạn thoát nghèo, ngược lại sẽ trở thành gánh nặng khiến bạn khó lòng thoát khỏi hiện trạng bần túng.
Nếu đã như vậy, tại sao phải bỏ thời gian và công sức để kết giao? Đạo lý mặc dù tàn khốc, nhưng lại là hiện thực. Những lúc nghèo, tốt nhất không nên giao du với những người đồng cảnh ngộ.
Bạn bè càng ưu tú, tương lai càng xán lạn. Bạn kết giao với những người như thế nào thì sẽ bị ảnh hưởng như thế ấy. Vậy nên, muốn trở thành người như thế nào thì hãy kết giao với những người như thế ấy.
Tác giả: Thạch Thảo
-
8 đặc điểm của người vợ tốt, ''trăm người mới có 1'' đàn ông lấy về dù nghèo mấy cũng sớm thành đại gia
-
3 việc người khôn không dám động vào, kẻ dại lại thích mua dây trói mình
-
4 nét tướng dễ bắt gặp nhất ở ''những kẻ tiểu tam'', phụ nữ cần biết sớm đề phòng
-
Có 6 kiểu phụ nữ rất thích ngoại tình, dù ở độ tuổi nào cũng dễ thay lòng đổi dạ
-
Mẹ dặn con gái 3 kiểu đàn ông tuyệt đối tránh xa, cưới làm chồng chỉ một đời vất vả