Sốt virus là bệnh trẻ thường rất dễ mắc phải, nhất là khi thời tiết giao mùa hoặc trời trở lạnh hơn. Sốt virus do virus kí sinh trong đường hô hấp và đường tiêu hoá gây ra. Sau khi thâm nhập vào cơ thể bé, virus sẽ phát triển và gây bệnh trong điều kiện thuận lợi.
Sốt virus có một số triệu chứng giống với viêm não và viêm não Nhật Bản. Vì vậy khi bé có các triệu chứng bị bệnh bố mẹ nên cho bé đến bệnh viện khám chữa. Sốt virus không có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị bằng cách tăng cường sức đề kháng của bé để chống lại việc bé bị co giật hoặc sốc.
Sốt virus chủ yếu do các loại virus sống kí sinh trong đường hô hấp và hệ tiêu hóa gây ra. Một số loại virus gây bệnh phổ biến là sởi, entero virus, coxakie, myxo virus… Virus có thể lây từ người này qua người khác một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bệnh dễ bùng phát thành dịch. Do sức đề kháng của trẻ em còn non kém nên rất dễ bị nhiễm virus do tiếp xúc với người bệnh. Sau khoảng 16 đến 48 giờ bị nhiễm virus, bé sẽ có những triệu chứng bị bệnh đầu tiên. Bệnh có thể diễn biến rất nhanh và sẽ đỡ dần sau 5-7 ngày điều trị.
Những triệu chứng thường gặp của sốt virus ở trẻ là: sốt cao, đau đầu, viêm đường hô hấp, nôn, khát nước, viêm hạch, sốt phát ban, rối loạn đường tiêu hóa. Thông thường, trẻ bị sốt virus có thể khỏi sau 5 - 7 ngày điều trị. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm cơ tim và đáng ngại nhất là bệnh có thể gây ra những biến chứng ở não, trẻ bị co giật, hôn mê và có thể mang di chứng nặng nề.
Trong nhiều trường hợp sốt virus, chăm sóc trẻ tại nhà là đủ nhưng các bà mẹ phải chú ý đảm bảo các bước sau:
- Cặp nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ thường xuyên của trẻ.
- Hạ sốt: uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ, cởi bớt quần áo cho trẻ. Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
- Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể: Cho trẻ uống Oresol, cháo muối nấu loãng để bù nước theo chỉ dẫn, cho trẻ uống từ từ để tránh nôn.
- Cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng đảm bảo: Bù sữa cho trẻ nếu trẻ kém ăn bột hoặc cháo. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần.
- Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
- Đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau: Sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; trẻ lơ mơ, li bì, xuất hiện đau đầu và co giật tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần; sốt kéo dài trên 5 ngày.
Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường. Một số bệnh do virus đã có văcxin như viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị, rubella...
Tác giả: Ngân Hà
-
Quan hệ bằng miệng: Những lí do khiến đấng mày râu PHÁT CUỒNG và điều chị em cần lưu ý
-
Tuyệt chiêu giải rượu cho chồng trong tích tắc từ các loại quả thường thấy, hãy nắm lấy để sử dụng khi cần thiết
-
5 item thời trang công sở cần được đầu tư ngay để không phải hối hận
-
5 món cháo KHOÁI KHẨU của thai nhi, mẹ bầu ăn hàng ngày con sinh ra ĐẠT CHUẨN lại THÔNG MINH hơn bạn bè
-
Những sao Việt sở hữu vòng eo con kiến đẹp hút mắt, làm "rung động" trái tim bao người