Sốt cao co giật có để lại di chứng động kinh không?
Phần lớn co giật do sốt sẽ tự hết sau điều trị. Không phải cứ sốt cao co giật sẽ để lại di chứng động kinh ở tuổi trưởng thành. Tỷ lệ chuyển đổi từ sốt cao co giật trở thành bệnh động kinh ở trẻ bình thường là rất thấp. Nhưng nguy cơ tái phát co giật ở những trẻ này có thể từ 15 – 70% trong hai năm kế tiếp, kể từ sau cơn co giật đầu tiên.
Các yếu tố nguy cơ cao để sốt cao co giật trở thành động kinh như:
- Trẻ co giật khi không sốt cao.
- Khoảng thời gian từ khi sốt đến co giật ngắn.
- Trong gia đình từng có người bị co giật khi sốt cao.
- Lần co giật đầu tiên của trẻ ở xuất hiện khi trẻ ít hơn 15 tháng tuổi.
Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AFP), gen di truyền (liên quan đến bệnh động kinh), hoặc bất thường về cấu trúc não rất dễ bị kích hoạt làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn động kinh ngay sau cơn sốt cao co giật đầu tiên ở trẻ.
Cách phòng ngừa di chứng động kinh ở trẻ sau sốt cao co giật
Hiện tượng co giật ở trẻ rất có hại cho cơ thể và bộ não do thiếu ôxy não, nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần. Cha mẹ cần có cách xử trí đúng và kịp thời sơ cứu thì có thể phòng ngừa di chứng động kinh ở trẻ sau cơn sốt cao co giật.
- Đặt con ở nơi thông thoáng, tư thế nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên để con dễ thở. Chú ý tới việc giữa ấm cho con trong những ngày thời tiết lạnh, đối với những ngày nóng thì nên cởi bớt quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo mỏng.
- Ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn sốt, cha mẹ cần mau chóng thực hiện hạ sốt cho con bằng cách chườm khăn, lau người bằng khăn ấm để làm mát nhanh cho trẻ. Lau mát 2 giờ 1 lần, mỗi lần không quá 30 phút. Sau khi ngưng lau mát 10 phút mới đo lại nhiệt độ cho trẻ. Ðắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như cổ, nách, bẹn.
- Cho con uống nhiều nước, bú nhiều hơn, bù nước và chất điện giải bằng oresol được pha theo đúng hướng dẫn sử dụng, nên cho uống từng thìa nhỏ.
- Theo dõi thân nhiệt của con thường xuyên bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn, nếu nhiệt độ cao trên 38,50C cần cho con uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng được tính toán theo cân nặng.
- Nếu con có các biểu hiện như sốt cao trên 400C, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt và khóc hơn 3 giờ, xuất hiện những chấm đỏ trên người… thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế.
- Các chuyên gia thần kinh học luôn khuyến cáo, sau khi trẻ trải qua một cơn co giật do sốt không nên dùng bất kỳ loại thuốc kháng động kinh như phenobarbital và valproate (Depakin) để phòng ngừa di chứng bởi vì nguy cơ trẻ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ sẽ cao hơn so với lợi ích mang lại.
- Sau mỗi lần sốt cao co giật, bao giờ trẻ cũng bị mệt. Sốt cao co giật trẻ càng mệt nhiều hơn và cần có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi. Vì thế, sau mỗi lần sốt co giật, trẻ thường buồn ngủ. Để giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, phụ huynh nên cho con ăn đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, có thể xoa bóp nhẹ nhàng chân tay trẻ để giúp lưu thông khí huyết. Sử dụng thêm các thảo dược có tác dụng dụng làm dịu hệ thần kinh sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó thì các thảo dược này còn có an thần, chống co giật, chính vì vậy đây cũng là một giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa di chứng động kinh.
Tác giả: Hang Dinh