Cách thắp hương đúng nhất trong dịp tết Đinh dậu 2017

( PHUNUTODAY ) - Trong dịp tết này, các bạn đã biết cách thắp hương đúng nhất hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách thắp hương đúng nhất và một số lưu ý khi thắp hương trong tết đinh dậu nhé!

Cách thắp hương đúng nhất trong dịp tết Đinh dậu 2017

Việc thắp hương trong những ngày tết tưởng chừng là việc đơn giản nhưng lại không hề đơn giản như các bạn đã nghĩ đâu nhé!

Cách thắp hương đúng nhất trong dịp tết Đinh dậu 2017

Tập tục thắp hương của người Việt trong ngày tết

Tập tục xông hương bắt nguồn từ tín ngưỡng tôn giáo. Vào thời thượng cổ, con người vẫn chưa thể giải thích được các hiện tượng trong thế giới tự nhiên nên họ hy vọng có thể dựa vào sức mạnh của tổ tiên hoặc thần linh để xua tà đuổi dịch, có được cuộc sống no ấm. Vì thế, họ đã đã đi tìm một công cụ để giúp mình đối thoại với thần linh, đó chính là thắp hương.

 

Thắp hương là nét đẹp văn hóa tồn tại từ lâu đời của người Việt Nam. Hương thơm trong quan niệm của Phật giáo là một trong 6 lễ vật dâng cúng (hương, hoa, đăng, trà, quả, thực).

Có nhiều quan niệm về số nén hương cần dâng, nhưng thường dâng theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9.

Nghi lễ cúng hương que tại nhà trong dịp tết Đinh Dậu 2017

+ Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương.

Lưu ý: Cố gắng cầm hai tay cắm hương vào giữa bát hương, nếu đặt xa quá thì dùng tay phải. Tuy vậy nên bố trí bát hương sao cho có thể dứng cắm dễ dàng, không phải kiễng chân hay trèo ghế là tốt nhất.

Một số lưu ý khi thắp hương vào dịp tết đinh dậu 2017

1. Bạn nên dùng hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên làm chính, tránh hương hóa học vừa làm tổn hại đến sức khỏe của bản thân, vừa không thể biểu đạt được lòng thành.

2. Cần để hương ở nơi cố định, khô ráo và sạch sẽ. Tốt nhất lựa chọn những hộp hương có thể đậy kín để đựng các loại hương phẩm khác nhau. Không để hương chưa đốt trên bàn thờ.

 

3. Khi lấy hương phải thận trọng, nhẹ nhàng, không nên để hương bị rơi vãi hoặc đổ xuống đất. Cần thường xuyên lau rửa sạch sẽ những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với hương như thìa hương, lư hương, hộp hương.

4. Khi thắp hương: Cần chú ý phong thái của bản thân phải đoan chính, nghiêm trang. Khoảng cách giữa chỗ đứng với bát hương quá xa hoặc quá gần đều không tốt.

Lưu ý: Trước khi thắp hương nên sắp xếp ổn thỏa những vật phẩm cúng dường như hoa quả tươi, nước sạch.

Số lượng: Không cần nhiều, mỗi bát chỉ nên dùng 1 nén hương, nếu là bát mới có thể dùng 3 nén.

5. Khi đốt hương cần có tâm trạng bình tĩnh, thái độ ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã. Khi thắp hương, phải châm hương một cách cung kính, khi châm hương nếu có ngọn lửa, cần dùng bàn tay phẩy tắt lửa, hoặc cầm hương vẩy lên xuống để dập lửa. Không được phép dùng miệng thổi tắt lửa.

6. Khi dâng hương, miệng nên ngậm lại, ngoài việc thầm cầu trong lòng, hoặc tụng niệm nhỏ, không nên nói chuyện với người đứng bên cạnh. Trong thời gian thắp hương, không nên đưa mũi lại gần để ngửi hương.

7. Sau khi việc cúng hương hoàn tất, xung quanh lư hương nếu có tàn hương rơi vãi, nên dùng khăn sạch để lau. Không được dùng miệng để thổi bay những tàn hương ở bên cạnh lư hương.

+ Lưu ý trong trường hợp hương bị tắt:

Nếu hương bị tắt, có thể nhấc ra châm lại, ở chùa có thể thu lại thành bó, dùng đồ đựng sạch sẽ để đốt, không nên tự ý vứt bỏ.

+ Ngay cả lễ tết thì các bạn cũng không thắp hương liên tục. Chỉ thắp khi cúng dường, như lúc chuẩn bị xong mâm cỗ tất niên, mâm cúng giao thừa, thắp lại lần nữa đúng khi chuyển giao năm mới.

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh