Theo Đông y, rau má có tính hàn, cay, đắng có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Loại rau này thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy... đặc biệt là trong mùa hè.
Trong những ngày nóng bức, bạn có thể tận dụng loại rau rẻ tiền này để giải nhệt cơ thể, giúp làn da mịn màng hơn.
Một số bài thuốc từ rau má
Chữa mụn nhọt: Chuẩn bị 60g rau má 60g, 60g lá gấc. Hai loại rau rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ bị nổi nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Viêm họng và viêm amidan: Lấy 60g rau má rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi hòa cùng nước ấm và uống từ từ. Ngoài ra, có thể dùng nước rau má tươi hòa cùng giấm để ngậm và nuốt từ từ.
Giải nhiệt trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu: Lấy khoảng 30-100g rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước để uống hàng ngày.
Đau bụng, đau lưng khi đến ngày hành kinh: Lấy toàn bộ cây rau má, tốt nhất là khi cây có hoa, có quả. Đem cây rau má đem rửa sạch, phơi khô và tán thành bột. Mỗi lần dùng 30g hòa với nước và uống vào buổi sáng.
Hạ sốt: 30g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước. Thêm nước sôi để nguội và hoà 10g bột sắn dây, thêm đường rồi uống.
Tác dụng phụ khi dùng rau má sai cách
Rau má có tính hàn do đó có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Rau má sống không được chế biến sạch cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.
Phụ nữ dùng rau má lâu ngày có thể bị giảm khả năng sinh sản. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại rau này vì có thể làm sảy thai.
Một tác dụng phụ của rau má mà nhiều người không biết đó là nó có khả năng làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó còn có khả năng làm giảm tác dụng của các loại thuốc chữa tiểu đường, giảm cholesterol. Do đó, những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh sử dụng loại rau này thường xuyên.
Tác giả: