Nấu chín tỏi ở nhiệt độ cao
Nấu tỏi chín ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy hoạt chất allicin trong tỏi. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống, nhưng nó bị vô hiệu hoá bởi nhiệt độ cao.
Ăn nhiều tỏi sống
Hàm lượng allicin trong tỏi sống khá cao, khi nồng độ allicin càng cao, tác dụng chống ung thư càng mạnh. Chính sự kích thích mạnh mẽ khiến nhiều người không phù hợp dùng tỏi sống.
Người cao tuổi, có hệ tiêu hóa yếu không nên ăn tỏi sống thường xuyên, bởi nó kích thích dạ dày, gây viêm, thậm chí phát triển thành ung thư.
Bệnh về mắt
Tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt sẽ được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
Huyết áp thấp
Những người bị huyết áp nên hạn chế tỏi, tiêu thụ tỏi nhiều thường làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm.
Bệnh tả
Mặc dù có lợi cho dạ dày nhưng đối với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Đó là là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
Không kết hợp tỏi với những thực phẩm sau
- Thịt gà: kiết lỵ
- Trứng: tạo thành chất độc
- Cá trắm: dẫn đến chướng bụng
Lưu ý khi sử dụng tỏi
Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1 g.
– Lựa chọn những củ tỏi rắn chắc, to, không bị sâu mọt. Kiểm tra lớp vỏ phía ngoài ở đầu mỗi củ tỏi, xem chúng có phải còn nguyên vẹn và có màu hơi trắng không.
– Nhánh của củ tỏi phải đầy đặn và không bị quá khô, nhăn và có màu hơi trắng. Những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc màu vàng sẽ không có mùi thơm.
– Bảo quản tỏi ở nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng mặt trời càng tốt. Không để tỏi vào ngăn mát tủ lạnh, nơi ẩm ướt.
Tác giả: