1. Bệnh tay chân miệng
Đặc trưng của bệnh này là sốt cao, loét trong khoang miệng, nổi ban có bọng nước ở bàn tay, chân và cả ở mông. Nếu bệnh không nghiêm trọng, trẻ có thể tự khỏi và các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 3-10 ngày. Tuy nhiên, bệnh lại được cản báo đặc biệt nguy hiểm vì gây ra nhiều biến chứng nặng nề lên trẻ. Bệnh có thể gây viêm nặng như viêm màng não, viêm não, yếu cơ, viêm cơ tim, tử vong. Ngoài dấu hiệu đầu tiên là sốt và nổi mụn nước trong lòng bàn tay, bàn chân, miệng có vết loét, bé còn bị đau đầu dữ dội, giật mình, co giật, liệt chi, ngủ li bì, lờ đờ… Lúc này tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ.
2. Viêm tai giữa có dịch
Viêm tai giữa có dịch là tình trạng có dịch trong tai giữa, có thể đau hoặc không đau. Viêm tai giữa có dịch thường xảy ra sau nhiễm trùng tai cấp tính hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Thông thường cơ thể sẽ tự làm sạch dịch trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, nếu dịch tiếp tục tích tụ và dày lên thì sẽ có thể khiến thính giác của bé bị ảnh hưởng. Bác sĩ có thể dẫn lưu dịch để giúp bé cải thiện triệu chứng.
3. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết cũng là căn bệnh nguy hiểm ở trẻ lúc giao mùa. Bệnh lây truyền do virus gây nên, sốt xuất huyết gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết ồ ạt, trụy tim mạch, tử vong.Ban đầu bé sẽ sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ, bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, buồn nôn, nôn, da sung huyết, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, có chấm xuất huyết dưới da. Trẻ còn bị các triệu chứng như xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, tiêu ra máu, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần.Bệnh có thể gây biến chứng tràn dịch màng phổi màng bụng, phù nề mi mắt, gan to, thoát huyết tương. Trẻ có thể bị sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt, ngủ li bì mê man, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, tiểu ít, xuất hiện các mảng bầm tím, xuất huyết dưới da, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu nướu răng; tiểu ra máu... Trẻ có thể bị rối loạn đông máu, tử vong.
4. Nhiễm trùng tai
Trẻ nhỏ thường dễ dàng bị nhiễm trùng tai hơn người lớn do cấu tạo của vòi nhĩ nhỏ. Vòi nhĩ là ống nối từ tai đến họng và có thể bị tắc khi bé bị viêm nhiễm vì lạnh. Điều này sẽ làm ứ dịch bên trong tai giữa, đằng sau màng nhĩ, là điều kiện cho mầm bệnh sinh sản. Triệu chứng của nhiễm trùng tai là bé bị sốt, quấy khóc và hay nhéo tai. Nhiều trường hợp bị bệnh khác còn có thể do nhiễm virus và thường tự biến mất. Các mẹ nên cho bé tiêm vắc-xin để ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh cũng có thể giúp hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng tai.
5. Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy xảy ra ở trẻ nhỏ xảy ra khi trẻ bị viêm đường ruột do nhiễm virus Rota. Mẹ có thể quan sát thấy bé bị tiêu chảy, một số nôn mửa ngày càng dữ dội, trẻ biếng ăn, quấy khóc. Bé có thể bị mất nước (khô miệng, ít nước tiểu, khóc, không có nước mắt…), da lạnh, trẻ có thể tử vong. Do đó, ngay khi thấy bé bị tiêu chảy, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ, không chủ quan điều trị ở nhà vì nếu tình trạng bé mất nước nghiêm trọng, con có thể tử vong nhanh chóng.
Tác giả: Mộc
-
Dừng ngay việc cho trẻ bú đêm nếu không muốn gặp những nguy hiểm này
-
5 món ăn thanh mát cho bữa cơm mùa hè hấp dẫn không lo nắng nóng
-
4 kỹ năng chăm sóc trẻ mọc răng để bé không ốm sốt, khóc nhè
-
Ngã ngửa vì pha sữa bột ngoài không đúng cách khiến con "thận đầy đá"
-
Các bà mẹ bỉm sữa nổi tiếng showbiz dành thời gian chăm con như thế nào?