Tờ Phunuvietnam đưa tin, cho đến bây giờ, chị Tracey Walerzak (West Midlands, nước Anh) vẫn không thể nào nguôi ngoai được bi kịch gia đình. Chị mất đứa con gái duy nhất của mình theo cách không ai ngờ được.
Cách đây 2 năm, vào ngày 21/10, bé Jessica nói với chị Tracey rằng con bị đau đầu dữ dội. Nhưng cả mẹ bé hay những người trong nhà đều nghĩ rằng chỉ cần ngủ một giấc là sẽ khỏe lại ngay. Jessica ra ghế sofa ngủ trưa và một lúc sau bà ngoại thấy cô bé đã bất tỉnh trên ghế, gọi bằng mọi cách đều không tỉnh dậy.
Jessica ngay lập tức được đưa đến bệnh viện để cấp cứ. Các bác sĩ nói rằng cô bé bị phình mạch máu não gây xuất huyết vì có một mạch máu mỏng yếu trong não. Dù các bác sĩ chiến đấu hết mình để cứu lấy mạng sống của cô bé trong suốt 4 tiếng rưỡi nhưng vẫn không còn kịp nữa. Gia đình Jessica buộc phải đưa ra quyết định đau lòng là tắt máy hỗ trợ cuộc sống cho Jessica vào ngày hôm sau.
Jessica là một cô bé luôn vui vẻ, thích ca hát nhảy múa cả ngày.
Chị Tracey Walerzak, 35 tuổi trong cơn đau lòng kể lại: "Bà ngoại của Jessica tìm thấy con bé đang nằm trên ghế sofa. Con bé trước đó đã phàn nàn về một cơn đau đầu kinh khủng mà con bé nói rằng không thể chịu đựng nổi. Mọi người trong nhà đều nghĩ rằng con bé chỉ cần ngủ một giấc thôi là mọi chuyện sẽ ổn”. Nhưng cô bé mới 9 tuổi đã ra đi đột ngột theo cách khó có thể đoán định như thế.
Phình mạch máu não là gì? Và khi nào nó xảy ra?
Câu chuyện của Jessica như một lời cảnh tỉnh bố mẹ không thể lờ đi dấu hiệu nào dù nhỏ nhất ở con. Những cơn đau đầu ở trẻ có thể đến, đó có thể là một căn bệnh thông thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tử thần gõ cửa. Vậy chứng phình mạch máu não mà Jessica đã mắc phải là thế nào?
Phình mạch máu não là tình trạng phồng lên của mạch máu trong não từ một điểm yếu của lớp nội mạc của thành mạch máu. Khi thành mạch máu phồng lên, nó có thể mỏng đi hoặc là vỡ ra một cách đột ngột. Điều này có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, đột quỵ hoặc thậm chí là có thể tử vong ở trẻ nhỏ.
Đa số tình trạng bị vỡ do chứng phình mạch máu não đều xảy ra ở khoang giữa bao quanh não và não bộ. Máu chảy ra có thể tràn vào dịch não tủy hoặc nhu mô não gây nên tình trạng tụ máu trong não, điều này có thể khiến các tế bào não bị tổn thương hoặc bị phá hủy.
Tình trạng này có thể bùng phát khi hoạt động thể chất, nhưng đôi khi dường như không có tác nhân kích hoạt nào cả. Thường không có dấu hiệu cảnh báo chứng phình động mạch máu não sắp vỡ, nhưng các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đột ngột đau đầu dữ dội
- Cảm giác buồn nôn, nôn
- Huyết áp tăng
- Cổ bị cứng
- Mờ mắt
- Một phần cơ thể bị tê và yếu
- Tình trạng mất ý thức, không tỉnh táo
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Mí mắt bị sụp
- Tình trạng co giật
Ở Anh, một nửa số trường hợp xuất huyết mạch máu não bị tử vong. Nếu trẻ sống sót, có thể sẽ có các biến chứng lâu dài khác như động kinh, mất trí nhớ và trầm cảm.
Đối tượng dễ bị phình mạch máu não
Phình mạch máu não có thể xảy ra ở bất cứ đối tuổi nào, đối tượng nào, tuy nhiên lứa tuổi hay gặp nhất là từ 50-60 tuổi. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh phình mạch máu não nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ xuất hiện tăng theo độ tuổi.
Các nguy cơ khác như tăng huyết áp, hút thuốc lá, tiểu đường ....có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phình mạch máu não.
Những trường hợp thừa cân, béo phì có nguy cơ hẹp mạch máu do xơ vữa còn những đối tượng nhẹ cân có nguy cơ mắc bệnh túi phình động mạch não.
Những đối tượng nghiện ma túy, bệnh nhân bị chấn thương hoặc tổn thương mạch máu hay biến chứng từ một số loại bệnh nhiễm khuẩn máu có nguy cơ cao mắc bệnh phình mạch não.
Tác giả: