Thực hư về công dụng của tôm hùm đất với sức khỏe
Tờ Health guidance cho biết, việc ăn tôm hùm đất chưa nấu chín, hoặc ăn sống sẽ rất nguy hiểm vì con người có thể bị một loại giun nguy hiểm tấn công vào phổi, loài giun này thường sống ký sinh trong đầu tôm đất. Theo đó, loài ký sinh trùng có tên Paragonimus kellicotti. Vì thế hãy cẩn trọng khi tiêu thụ loại tôm này. Nếu chế biến kỹ tôm hùm đất có thể giết chết ký sinh trùng và không gây nguy cơ cho sức khỏe.
Tờ The Source cũng dẫn ra các bác sĩ ở Trường Y thuộc Đại học Washington tại St. Louis, Mỹ, từng điều trị bệnh nhiễm sán lá phổi hiếm gặp cho 6 bệnh nhân ăn tôm hùm đất sống bắt từ những dòng sông và con suối ở bang Missouri trong thời gian từ năm 2007 đến 2010.
Trước 6 người này, chỉ có 7 ca mắc bệnh tương tự được ghi nhận ở Bắc Mỹ, nơi sán lá phổi Paragonimus kellicotti rất phổ biến ở tôm hùm đất.
Cơ quan Y tế bang Missouri đã in poster khuyến cáo người dân không ăn tôm hùm đất nếu chưa được nấu kỹ.
Sự thật khi ăn tôm nhiều người tưởng là biết mà hóa ra nhầm to
Tôm ăn cả vỏ để tăng cường can xi
Vỏ tôm không có chứa canxi
Sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít.
Trái với quan niệm của nhiều người, vỏ tôm tuy cứng nhưng gần như không hề chứa canxi. Lý do vỏ tôm cứng là do có thành phần chính là kitin (chitin) - một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác.
Trong khi đó, nguồn canxi của tôm đến chủ yếu từ thịt tôm, chân tôm và càng tôm (đối với các loài tôm lớn như tôm hùm).
Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, thường sẽ bị bài tiết ra ngoài sau khi chúng ta "giải quyết" trong WC.
Tôm là thực phẩm giàu chất béo và không phải ai cũng ăn được?
Sự thật: Tôm nhiều protein, ít chất béo
Một số người thường đồn thổi rằng, những người đang có vết thương ngoài da không nên ăn tôm, cua vì điều này sẽ khiến vết thương lâu lành. Hay số khác lại nói rằng ăn tôm sẽ bị phát ban.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy mối tương quan giữa việc ăn tôm và vết thương hở. Ngược lại, tôm có chứa nhiều protein, ít chất béo và những người có vết thương hở, đặc biệt là người sau khi phẫu thuật, nên ăn nhiều hơn để vết thương chóng lành.
Đối với một số người bị phát ban, ngộ độc khi ăn tôm có thể là do họ bị dị ứng với thủy hải sản như tôm, cua hay do ăn phải tôm không được tươi hoặc bị nhiễm độc.
Tác giả: