Cảnh báo: Trò chơi quen thuộc của cha mẹ và con khiến trẻ chấn thương não, t.ử v.ong

( PHUNUTODAY ) - Đây là trò chơi quen thuộc của cha mẹ và con khiến trẻ chấn thương não, t.ử v.ong - các bậc phụ huynh cần tránh ngay!

 Đa số trẻ em đều tỏ ra thích thú với cảm giác được tung lên trời cao rồi sau đó lại nằm lọt thỏm trong vòng tay của bố mẹ, chính vì vậy, tung hứng được coi là một trò chơi yêu thích của rất nhiều trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trò chơi vốn dĩ vui vẻ và đầy tiếng cười ấy thực ra lại chứa đựng rất nhiều rủi ro, thậm chí còn có thể dẫn đến chết người.

Các trường hợp trẻ tử vong vì chơi trò tung hứng

 

Tháng 6 năm 2013, một người cha ở Ninh Ba, Trung Quốc đã bị kết án một năm rưỡi vì tội ngộ sát con gái của mình. Một buổi sáng, vào cuối năm 2012, sau khi thay tã cho cô con gái hai tháng tuổi của mình trong ngôi nhà tạm tại quận Ngân Châu, anh Lưu chơi với con gái của mình bằng cách tung bé lên không khí và bắt bé. Tuy nhiên, đến lần ném thứ ba, cô bé rơi trực tiếp xuống sàn xi măng do ông bố không kịp đỡ. Anh Lưu hoảng loạn bế con lên thì thấy một khối u lớn sau gáy và to lên nhanh chóng, chảy máu mũi nặng. Hai vợ chồng vội đưa con vào bệnh viện nhưng tiếc rằng em đã qua đời từ trước đó.

Tháng 7 vừa qua, một người mẹ ở Trung Quốc như thường lệ lại chơi trò tung hứng với con vào buổi trưa. Hai mẹ con vui vẻ chơi trò tung hứng được một lúc thì người mẹ bắt đầu thấy mỏi tay và muốn ngừng lại, nhưng cậu con trai không chịu. Vì vậy, người mẹ lại cố chơi tiếp thêm vài lần nhưng đến lúc này, cánh tay đã mỏi, bà mẹ không thể đỡ được con, khiến cậu bé rơi thẳng xuống nền đất. Thấy con trai nằm bất động trên sàn nhà, người mẹ hốt hoảng cùng chồng đưa con đến bệnh viện. Thế nhưng khi được đưa vào phòng cấp cứu, cậu bé đã tắt thở từ lâu.

Vậy nên bạn hãy ghi nhớ, và dặn thật kỹ những người xung quanh cùng ghi nhớ không bao giờ rung lắc con, không ôm giữ con khi bản thân không bình tĩnh, nếu bé còn nhỏ thì luôn cần lưu ý đảm bảo cổ và đầu của bé ở vị trí ổn định, và không bao giờ tát, đánh vào vùng đầu của bé!

 

Nếu thấy những dấu hiệu:

- Bé lờ đờ, không tỉnh táo, ngủ mê mệt, trương lực cơ giảm;

- Bé thay đổi hành vi;

- Bé trở nên khó ăn, khó nuốt, dễ nôn không có lý do;

- Bé khó thở, ngừng thở, co giật;

- Bé có dấu hiệu bị chấn thương (da xanh tái, cổ sưng và cứng…) Nhất là sau khi phải chịu những hành vi dễ gây tổn thương như đã nhắc đến ở trên, bạn hãy lập tức gọi cấp cứu; không nên tự tiện can thiệp, bế bé lên hay tìm cách cho ăn, chỉ nên nhẹ nhàng xoay đầu bé sang 1 bên trong trường hợp bé bị nôn ói, để tránh nguy cơ sặc, nghẹn.

Tác giả: Ngọc Lê