Sau hai tháng bé đã phải nhập viện trong tình trạng cortisol giảm rất thấp, mặt phù, tăng cân không phanh và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh suy thượng thận cấp. Nguyên nhân được xác định là do bé điều trị bằng thuốc có chứa corticoid kéo dài.
Cụ thể trong những lần ho như thế, bé đều được mẹ cho uống viên thuốc loại hình tròn có màu hồng, không rõ tên. Tuy nhiên, sau khi uống thì bệnh bé khỏi ngay nên gia đình xem đó là “thần dược” cho uống 4 viên/ ngày và trong tháng bé cứ uống 2 đến 3 đợt.
Qua đây là bài học cảnh tỉnh cho những ai thường tự ý dùng thuốc, nhất là đối với trẻ nhỏ cũng như cần biết cách nhận biết bệnh kịp thời tránh những điều thương tâm xảy ra.
Bỏ ngay thói quen lạm dụng thuốc nếu không muốn tính mạng bị đe dọa
Có thể hiểu, suy thượng thận cấp là một căn bệnh xảy ra khi cơ thể không có khả năng sản xuất đủ lượng cortisol, tình trạng này thường gặp do lạm dụng thuốc có thành phần corticoid điều trị.
Theo giáo sư Tạ Văn Bình – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương, corticoid là tá dược nó có tác dụng chống viêm, giảm đau, trị các bệnh xương khớp, các bệnh tự miễn, các bệnh dị ứng ngoài da và hệ hô hấp thường có mặt trong rất nhiều loại thuốc từ thuốc trị ho, xương khớp, da liễu, thuốc trị bệnh về mắt cho tới mỹ phẩm.
Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo nếu dùng quá liều corticoid có thể làm giảm lượng hoocmon tăng trưởng, ức chế tạo xương, giảm hoạt động hoocmon tuyến giáp.
Do đó, đối với những ai thường xuyên sử dụng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ thì nguy cơ mắc bệnh suy thượng thận cấp rất cao.
Đặc biệt, loại thuốc này gần đầy được trộn vào nhiều thuốc đông dược với những cái tên kích thích ăn uống, tăng cân và một khi trẻ nhỏ uống phải thuốc này sẽ gây chậm lớn hoặc mắc phải tình trạng như bé trai 17 tháng tuổi vừa kể trên.
Vậy nên, để tránh bị rơi vào cảnh “tiền mất tật mang” do lạm dụng corticoid, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc dưới mọi hình thức nếu như chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Đồng thời, khi thấy trẻ bỗng dưng xuất hiện nhiều lông rậm, cơ thể béo phì, nặng mặt thì cần được đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Xử trí trẻ ho như thế nào?
Hầu hết các trẻ nhiễm khuẩn hô hấp trên do virus hay ho và cảm lạnh không cần dùng thuốc ho, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc 1 – 2 tuần.
Ngoài thuốc ho trẻ em, cha mẹ còn cần điều trị hỗ trợ giúp trẻ mau khỏi bệnh. Các biện pháp đó là:
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn đủ dinh dưỡng
- Cho uống đủ nước
- Giữ ấm cho trẻ nhưng không được để trẻ qua nóng
- Cho trẻ uống paracetamol để điều trị sốt hoặc làm giảm đau họng theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Nhỏ mũi bằng dung dịch natricloride 0,9% sau đó làm sạch mũi bằng tăm bông hoặc giấy thấm quấn theo dạng sâu kèn.
Cũng có thể dùng một số thuốc ho trẻ em chế từ nước biển sâu để xịt vào mũi làm sạch mũi cho trẻ. Đối với các trẻ lớn hơn thì dạy trẻ xì mũi và lau sạch mũi.
- Đưa trẻ đến khám lại nếu thấy có 1 trong các dấu hiệu của viêm phổi như: Khó thở hơn, thở nhanh hơn, bú kém hơn, không uống được, thấy trẻ ốm nặng hơn…
- Trong một số trường hợp cần thiết có thể sử dụng thêm thuốc ho chế biến từ thảo dược như hoa hồng hấp đường, chanh hoặc quất hấp mật ong, lá hẹ…
Tác giả: