Cây Đinh Lăng trấn giữ của cải đừng trồng linh tinh: Đây là chỗ tốt nhất giúp gia chủ hút tài hút lộc

( PHUNUTODAY ) - Khi trồng cây Đinh Lăng, bạn cần biết vị trí tốt nhất để trồng giúp cây phát huy tác dụng phong thủy.

Từ xưa, Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi cây đinh lăng là "sâm của người nghèo". Bởi lẽ loại cây này dễ trồng, phổ biến trong đời sống mà lại có nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

Trước hết, lá đinh lăng cũng có thể dùng ăn như rau gia vị, chẳng hạn để ăn kèm với các món gỏi, nem chua... Loại lá này còn có thể hỗ trợ chữa nhức đầu. Người mới ốm dậy, người suy nhược cơ thể rất hợp để sử dụng, có thể chế biến cùng các loại thực phẩm để dễ ăn hơn.

Ngoài ra, theo phong thủy, cây đinh lăng cũng mang ý nghĩa tốt lành, vì thế đây là loại cây được nhiều người yêu thích, trở thành lựa chọn của nhiều gia đình khi chọn cây trồng trong nhà.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi cây đinh lăng là

Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi cây đinh lăng là "sâm của người nghèo"

Vị trí tốt nhất để trồng cây đinh lăng hợp phong thủy

Theo quan niệm phong thủy dân gian, trồng cây đinh lăng trước nhà chính là vị trí tốt nhất, sẽ giúp gia đình chặn bớt luồng khí xấu, thu hút tài lộc và may mắn. Có đinh lăng trấn giữ rồi thì tiền của sẽ không bị thất thoát ra ngoài, ngoài ra còn giúp gia đình xua tan những ám khí, điềm xấu.

Tuy nhiên khi trồng cây phong thủy trước nhà tuyệt đối không chắn ngang lối đi chính. Bạn nên trồng lệch sang một bên để có lối cho vượng khí vào nhà. Tuyệt đối không nên trồng cây dựa sát tường hay ở chỗ bóng râm, thay vào đó hãy ưu tiên các vị trí hướng nắng vì đây vốn là loài cây ưu nắng.

Cây đinh lăng cực kỳ hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Mộc, gia chủ mệnh này nên trồng nhiều cây đinh lăng để tạo thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Theo quan niệm phong thủy dân gian, trồng cây đinh lăng trước nhà chính là vị trí tốt nhất

Theo quan niệm phong thủy dân gian, trồng cây đinh lăng trước nhà chính là vị trí tốt nhất

Lưu ý khi trồng đinh lăng

Cây đinh lăng dễ trồng, dễ sống, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt nên không cần tưới nước thường xuyên, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Để phòng trừ sâu bệnh, giai đoạn đầu, cần chú ý phòng sâu xám, rầy, rệp sáp, sâu ăn lá, nấm bệnh… bằng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn. Từ năm thứ 2 trở đi, cây dễ bị chuột cắn rễ, cần có các biện pháp diệt chuột thường xuyên.

- Nếu cây bị đọng nước, bạn cần phải thoát nước cho cây.

- Từ năm thứ 2 trở đi, bạn cần tỉa bớt lá và cành mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 9.

Thông thường, cây đinh lăng từ 3 năm tuổi là có thể thu hoạch được, thời gian thu hoạch từ tháng 10 tới tháng 12 hàng năm. Sau khi thu hoạch, bạn nên phân loại những thân cây tốt để làm giống; các bộ phận khác như rễ, thân, lá có thể bán tươi hoặc chế biến ngay.

Tác giả: Thạch Thảo