1. Bắp cải
Để chữa đau dạ dày bằng bắp cải, mỗi ngày chỉ cần uống 1/2 cốc nước ép bắp cải vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Trong bắp cải có chữa nhiều Vitamin U có tác dụng chống loét dạ dày. Do đó bệnh đau dạ dày sẽ thuyên giảm rõ rệt
2. Gừng
Từ thời cổ đại, người ta đã dùng gừng như một cách chữa trị cho nhiều loại bệnh từcác cơn đau cho đến buồn nôn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể là một cách điều trị rất hiệu quả đối với một số loại rối loạn dạ dày.
Được coi như một chất chống viêm tự nhiên, gừng có thể dùng được dưới nhiều hình thức. Mứt gừng hay chất bổ sung gừng rất dễ ăn, trong khi đó một số người cũng thích hấp thụ gừng dưới dạng đồ uống. Hãy thử các loại bia gừng hoàn toàn tự nhiên hoặc cắt một ít rễ gừng tươi và pha trà.
3. Trà hoa cúc
Một tách trà hoa cúc ấm áp có thể giúp chữa đau dạ dày. Những đặc tính chống viêm của trà hoa cúc giúp cơ bụng của bạn được thư giãn, nhờ đó mà giảm đau do chuột rút và co thắt..
4. Cam thảo
Cam thảo có thể giúp dạ dày chống lại axit do chính nó tiết ra, được nhiều thầy thuốc dân gian sử dụng. Dùng cam thảo có thể ngăn chặn sự hình thành của các vết loét.Nên uống nước cam thảo trước khi ăn khoảng 20-30 phút , cam thảo sẽ như 1 lớp màng bảo vệ dạ dày của bạn và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
5. Lá mơ cũng có thể chữa đau dạ dày
Lấy khoảng 20 – 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát, uống nước cốt. Chỉ cần uống 1 lần/ngày. Sử dụng vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
6. Chuối hột
Người đau dạ dày thường rất kị ăn chuối. Nhưng ít ai biết chuối hột lại là phương pháp dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả an toàn mà không có tác dụng phụ.Chữa đau dạ dày theo phương pháp sau: Dùng quả chuối hột già, xắt mỏng và phơi khô trong bong râm. Sauk hi chuối khô nghiền thành bột. Hàng ngày pha cùng nước ấm và uống 3 lần/ ngày trước bữa ăn.
7. Cây lô hội (nha đam)
Nhựa cây nha đam vào trong cơ thể sẽ kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, nên dân ta thường dùng để chữa chứng táo bón. Ngoài ra, nha đam giúp ức chế axit hydrochloric trong dạ dày, tránh ngấm vào viêm loét gây tổn thương dạ dày.Mỗi ngày chỉ cần dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa thạch bên trong, đun sôi với nước và uống.
8. Dấm táo
Nếu bạn bị đau dạ dày, hãy ăn một muỗng canh thức ăn có tính axit này để trung hoà dạ dày. Nếu dấm táo vị quá mạnh, hãy trộn một muỗng canh dấm táo với một cốc nước và một thìa mật ong, nhấm nháp từ từ.
Các axit trong dấm táo có thể giúp giảm sự tiêu hoá tinh bột, cho phép tinh bột xâm nhập vào ruột và giữ cho vi khuẩn trong ruột khoẻ mạnh. Một số người ăn 1 thìa dấm táo mỗi ngày như một biện pháp chữa đau dạ dày.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Đôi khi, đau dạ dày báo hiệu cho một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nôn mửa kéo dài sẽ khiến bạn có nguy cơ bị mất nước.
Uống từng ngụm nước nhỏ sẽ ngăn ngừa mất nước. Hãy đi khám nếu bạn gặp khó khăn trong việc giữ nước sau 6 tiếng. Bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu buồn nôn hoặc đau bụng và khó chịu trong hơn 48 giờ.
Nếu bạn nhận thấy mình luôn có vấn đề về dạ dày sau khi ăn một số loại thực phẩm hoặc tham gia một số hoạt động cụ thể, hãy trao đổi thông tin này cho bác sĩ của bạn. Nó có thể không là vấn đề gì đáng lo ngại, nhưng nói với bác sĩ để có thể loại trừ nguy cơ mắc bệnh Crohn, dị ứng thực phẩm hoặc bất kỳ vấn đề nào khác.
Tác giả: