3 loại thực phẩm có chứa lượng chì cao, người Việt vẫn ăn hàng ngày mà không biết

( PHUNUTODAY ) - Ăn quá nhiều thực phẩm có chứa chì không tốt cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, hãy lưu ý nên hạn chế những thực phẩm này.

Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em và có thể gây ra các chứng rối loạn não và máu. 

Theo TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vào cơ thể với mức nào thì chì cũng có hại cho sức khỏe. Bởi nếu tích tụ lâu dài, chì sẽ gắn chặt vào các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là hệ cơ xương, khiến cho quá trình đào thải càng chậm dẫn đến suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ mà không thể hồi phục, vô sinh, sẩy thai...

Riêng với trẻ em, chì có tỷ lệ nghịch với sự phát triển chỉ số thông minh, chỉ cần nồng độ trong máu là 100microgam/lít cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Còn ở người lớn là 250microgam/lít, thận, hệ thần kinh… đã bị phá hủy, nếu cao hơn nữa, có thể hôn mê và tử vong.

3 loại thực phẩm chứa nhiều chì mà người Việt vẫn ăn hàng ngày gồm:

Rau muống

Rau muống có nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm cao vì dễ nhiễm độc từ nguồn nước, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích.

Trẻ nhỏ ăn nhiều rau muống nhiễm chì có thể gây ra các biểu hiện cấp tính như co giật, nôn mửa, ngộ độc. Nếu ngộ độc mãn tính thì rất khó phát hiện. Nó gây ảnh hưởng đến trí não, khiến cho trẻ chậm lớn, thiếu máu, chậm phát triển trí tuệ.

Ngao, trai, ốc, hến,…

Các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Y Hà Nội đã lấy 240 mẫu thủy sản gồm cá chim, cá trôi, cá trắm, cá mè, trai, cua, ốc, rô phi lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội để kiểm tra. Kết quả là hầu hết các loại sinh vật này đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic, nikel, chrome,…

Thực phẩm gói bằng giấy báo

Thực phẩm nếu bọc bằng giấy báo, giấy in thì mực in có thể bám dính lên thực phẩm. Mà trong mực in có chứa nhiều chất độc như PCBs, ethanol, toluen, chì,… Ngoài ra, giấy báo còn chứa các chất tổng hợp, tạp chất.

Nếu dùng giấy báo để gói thực phẩm, đặc biệt là những món chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nóng sẽ làm tăng nguy cơ phơi nhiễm chì. Khi mua đồ ăn cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý tránh gói thực phẩm trong giấy báo.

Ngoài ra loại thực phẩm trên thì nhóm thực phẩm ăn hàng ngày bị nhiễm chì cao nhất là ở gạo, thịt lợn, tôm rảo, cam, quýt,… Triệu chứng ngộ độc chì cấp là rát miệng, nôn, đau bụng, ỉa phân đen sau đó táo bón, có thể bị vô niệu do thận bị tổn thương, tăng ure huyết,… Ngộ độc chì trường diễn có thể xuất hiện vành đen ở lợi miệng rất sớm, người có thể có dấu hiệu thần kinh như thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, nhức đầu, hoang tưởng ảo giác.

Trong quá trình chăm sóc trẻ, cha mẹ nên lưu ý đến những thực phẩm cho con ăn hàng ngày. Đồng thời chú ý đến những biểu hiện nhỏ của con để kịp thời xử lý nếu chẳng may có tình huống xấu xảy ra.