Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận

( PHUNUTODAY ) - Bên cạnh việc uống thuốc điều trị thì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng rất quan trọng để chữa bệnh sỏi thận hiệu quả và đặc biệt là ngăn ngừa bệnh tái phát. Những thực phẩm nào người bị sỏi thận nên ăn và không nên ăn?

 Những thực  phẩm "vàng' cho người bị sỏi thận

- Uống thật nhiều nước: 

Theo TS.BS. Đỗ Gia Tuyển - Đại học Y Hà Nội: "Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi tiểu, nước tiểu trong là được". Nếu bệnh nhân có thói quen nhâm nhi trà đặc thì nên chuyển qua "hệ trà đá ly cối", dùng nhiều canh trong bữa ăn.

Nước chanh, dầu ôliu và giấm táo:

Khi có những biểu hiện đầu tiên của cơn đau do bệnh sỏi thận gây ra, bạn pha 2 muỗng canh dầu ôliu với 2 muỗng canh nước chanh rồi uống.

Tiếp theo là uống thêm 1 ly nước lọc tinh khiết. Khoảng 30 phút sau, bạn pha thêm nước cốt của ½ trái chanh với 1 ly nước lọc tinh khiết, thêm 1 muỗng canh giấm táo vào rồi uống.

Dưa hấu:

Đây là loại trái cây thanh nhiệt, lợi tiểu rất hiệu quả phù hợp với người bị viêm túi mật, sỏi mật.

Bạn có thể ăn hoặc uống nước ép mỗi ngày, vỏ có thể phơi khô thái nhỏ nấu uống như trà. Cách chữa trị bệnh sỏi thận này khá đơn giản nên ai cũng có thể làm được.

Nấm hương: 

Rất tốt cho sức khỏe người bị sỏi thận, bị cao huyết áp. Xào nấu dùng kèm với món ăn hàng ngày. Cách chữa trị bệnh sỏi thậnnày cũng đơn giản và dễ làm vì nấm hương rất tốt cho cơ thể và có thể kết hợp với nhiều món ăn.

Những lưu ý dành cho người bị sỏi thận

- Giảm lượng muối ăn

Nguyên tắc chung là người bệnh cần ăn nhạt, hạn chế tối đa lượng muối hấp thụ vào cơ thể. Những đồ ăn sẵn và thực phẩm đóng hộp luôn có một hàm lượng muối nhất định và nó thường mặn hơn bình thường, người bệnh thận không nên dùng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần cắt giảm tối đa những thực phẩm giàu oxalate – chất gây hại cho thận có trong củ cải đường, lạc, chocolate, rau bina. Một điều mà người bệnh cần nhớ là hạn chế tối đa những thực phẩm chế biến bằng ph ương pháp chiên xào nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp xưởng, khoai chiên…

Tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu

Axit oxalic hoặc oxalat được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm từ thực vật. Nhưng chỉ có một số làm tăng số lượng oxalate trong nước tiểu. Đó là rau bina, dâu tây, sô-cô-la, cám lúa mì, hạt, củ cải đường, và trà… Tránh những thực phẩm này có thể giúp giảm số lượng oxalate trong nước tiểu. Ăn những thực phẩm có chứa canxi cũng làm giảm oxalate trong nước tiểu. Canxi liên kết với oxalate trong đường tiêu hóa, do đó nó không được bài tiết vào nước tiểu.

Hạn chế đường và protein động vật

Quá nhiều đường và protein động vật cũng có thể làm trầm trọng thêm sự phát triển của sỏi oxalat canxi hoặc canxi. Mặc dù đường tự nhiên có trong thực phẩm cũng phải phải là điều đáng lo lắng, nhưng những người bị sỏi thận nên tránh những thực phẩm đóng gói chứa nhiều đường là tốt nhất.

Thịt và protein động vật khác – chẳng hạn như trứng và cá cũng nên hạn chế vì chúng chứa purin sẽ phân hủy thành acid uric trong nước tiểu. Thực phẩm đặc biệt giàu purin bao gồm các thịt nội tạng, như gan. Vì vậy, những người có xu hướng phát triển sỏi thận nên tránh ăn nhiều protein hơn so với cơ thể cần mỗi ngày.

Tác giả: Thuy Hang